Bài giảng Tiết 99: Tập làm văn- Ôn tập về luận điểm

I.Mục tiêu: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Khái niệm luận điểm.

- Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng:

- Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.

- Sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận.

3. Thái độ: Ôn tập và củng cố nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận.

II. Chuẩn bị :

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Tham khảo tài liệu: SGV, Rèn kĩ năng làm văn nghị luận,

- Đèn chiếu và bài tập trắc nghiệm.

- Phương án tổ chức lớp học: Cá nhân, nhóm,

2.Chuẩn bị của học sinh:

Đọc lại các văn bản nghị luận, trả lời các câu hỏi SGK, ôn tập kiến thức về văn nghị luận.

III. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định tình hình lớp : (1)

- Kiểm tra vệ sinh , sĩ số

- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.

2. Kiểm tra bài cũ: (4)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- GV: Nhận xét, ghi điểm.

3.Giảng bài mới:

* Giới thiệu bài: (1) Ở lớp 7, các em đã tìm hiểu về văn nghị luận và thấy được tầm quan trọng của loại văn bản này trong cuộc sống. Hôm nay cô sẽ giúp các em ôn lại một vấn đề quan trong của văn nghị luận: luận điểm.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 99: Tập làm văn- Ôn tập về luận điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngàysoạn:15./02/2012 Tiết :99 Ngày dạy : ./02/2012 Tập làm văn: Bài dạy: ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM I.Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Khái niệm luận điểm. - Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng: - Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm. - Sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận. 3. Thái độ: Ôn tập và củng cố nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận. II. Chuẩn bị ø: 1.Chuẩn bị của giáo viên: - Tham khảo tài liệu: SGV, Rèn kĩ năng làm văn nghị luận,… - Đèn chiếu và bài tập trắc nghiệm. - Phương án tổ chức lớp học: Cá nhân, nhóm,… 2.Chuẩn bị của học sinh: Đọc lại các văn bản nghị luận, trả lời các câu hỏi SGK, ôn tập kiến thức về văn nghị luận. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tình hình lớp : (1’) - Kiểm tra vệ sinh , sĩ số - Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV: Nhận xét, ghi điểm. 3.Giảng bài mới: * Giới thiệu bài: (1’) Ở lớp 7, các em đã tìm hiểu về văn nghị luận và thấy được tầm quan trọng của loại văn bản này trong cuộc sống. Hôm nay cô sẽ giúp các em ôn lại một vấn đề quan trong của văn nghị luận: luận điểm. * Tiến trình bài dạy: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 10’ Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập khái niệm luận điểm: - GV tr ình chiếu câu hỏi 1: Luận điểm là gì? Lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: a. Luận điểm là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận. b. Luận điểm là 1 phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận. c. Luận điểm là những tư tưởng quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận. - Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chủ Tịch nghị luận về vấn đề gì? có những luận điểm nào? Trình chiếu BĐTD , nhận xét lại kết quả thảo luận - Một bạn cho rằng bài “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn gồm 2 luận điểm: - Luận điểm 1: Lí do cần phải dời đô. - Luận điểm 2: Lí do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. - Xác định luận điểm như vậy có đúng không? Vì sao? ? Vậy luận điểm của văn bản là gì ? những luận điểm ấy làm rõ vấn đề gì? GV kết luận: Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành 1 khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. Cần phân biệt đâu là vấn đề nghị luận, đâu là luận điểm. Hoạt động 1 - Chọn câu trả lời đúng :câu c - Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định ( hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. - Thảo luận nhóm theo kỹ thuật khăn phủ bàn: +GĐ 1: Hoạt động cá nhân. + GĐ 2: Hoạt động tương tác Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có 3 luận điểm : * Luận điểm xuất phát làm cơ sở:Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống quí báu của dân tộc ta. * Luận điểm chứng minh: -Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. * Luận điểm chính dùng để kết luận. -Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày - “Chiếu dời đô” là 1 bài văn nghị luận. Xác định như vậy là sai, vì đó không phải là những ý kiến, quan điểm mà là những vấn đề nên không thể gọi là luận điểm được. _ Luận điểm của văn bản” Chiếu dời đô”: + Việc dời đô là việc làm cần thiết +Chọn Đại La là nơi đống đô -> Làm rõ vấn đề: Cần phải dời đô đến Đại La. I.Khái niệm luận điểm: Luận điểm rong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra ở trong bài. 8’ Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận: - Vấn đề được đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì? Có thể làm sáng tỏ về được không, nếu trong bài văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn”? - Trong “Chiếu dời đô”, nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm: “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích củanhà vua khiban chiếu có thể đạt được không? Tại sao? - Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được những kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm với vđề cần giải quyết trong bài văn nghị luận? Hoạt động 2 a) Nếu trong bài “Tinh thần yêu nước ….”, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” thì chưa rõ luận đề. - Trong bài “Chiếu dời đô”, nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích ban chiếu của nhà vua chưa đạt được, vì chưa thuyết phục được nhân dân về những lợi thế của thành Đại La và vì sao phải dời đô đến Thăng Long. - Kết luận : Luận điểm cần phải phù hợp với vấn đề cần giải quyết và phải vừa đủ để làm sáng tỏ vấn đề. II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận: Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng; phù hợp với vấn đề cần giải quyết và phải vừa đủ để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra. 7’ Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận: - Dùng bảng phụ - Để viết bài tập làm văn theo đề bài: “Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập”, em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào? Vì sao? Nhận xét kết quả thảo luận -Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được kết luận gì về luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận? Yêu cầu HS đọc ghi nhớ Hoạt động 3 Thảo luận nhóm theo kỹ thuật khăn phủ bàn 4’ GĐ 1:hoạt động cá nhân GĐ 2: Hoạt động tương tác Cần chọn hệ thống luận điểm 1. Hệ thống luận điểm 1 hợp lí, bởi vì nó đảm bảo các yêu cầu đặt ra Hệ thống luận điểm 2 sai, vì nó không đáp ứng cho việc giải quyết vấn đề. Luận điểm trước không làm cơ sở cho luận điểm sau, giữa các luận điểm không liên kết nhau. " Kết luận : Trong bài văn nghị luận, các luận điểm cần phải có sự chính xác , liên kết với nhau theo 1 hệ thống, phải phân biệt rành mạch với nhau, đảmbảo cho các ý ko bị trùng lặp, chồng chéo. Các luận điểm cần được sắp xếp 1 cách hợp lí, luận điểm trước đặt cơ sở, tiền đề cho luận điểm sau. Đọc ghi nhớ / SGK III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận: - Luận điểm phải có hệ thống: luận điểm chính, luận điểm phụ - Các luận điểm phải sắp xếp hợp lí, vừa liên kết, vừa phân biệt nhau. Các luận điểm cần được sắp xếp 1 cách hợp lí, luận điểm trước đặt cơ sở, tiền đề cho luận điểm saucòn luận điểm sau dẫn đến luận điểm kết luận. 10’ Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập - Đọc đoạn văn - Đoạn văn trên nêu lên luận điểm “Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc” Hay “Nguyễn Trãi như 1 ông tiên ở trong toà ngọc? Vì sao? - Gọi HS đọc bài 2. - Xác định yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trình bày. GV: nhận xét, kết luận. Hoạt động 4 - HS đọc đoạn văn. - Đoạn văn nêu luận điểm “Nguyễn Trãi là khí phách, là tinh hoa của dân tộc và thời đại lúc bấyy giờ”còn “Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc” có thể là luận đề, vấn đề của bài viết. - HS đọc. - Chọn các luận điểm và sắp xếp theo trình tự. - HS thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày: -Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, thông qua đó, quyết định môi trường sống, mức sống trong tương lai. - Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, nhữg người sẽ làm nên thếgiới ngày mai. -Do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai. - Cũng do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển chính trị vàcho tiến bộ sau này. IV. Luyện tập: Bài tập 1: Đoạn văn nêu luận điểm “Nguyễn Trãi là khí phách, là tinh hoa của dân tộc.” Bài tập 2: Chọn và sắp xếp luận điểm - Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, thông qua đó, quyết định môi trường sống, mức sống trong tương lai. - Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, nhữg người sẽ làm nên thếgiới ngày mai. -Do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai. - Cũng do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển chính trị vàcho tiến bộ sau này 3’ HĐ5: Hướng dẫn cũng cố: * Bµi tËp tr¾c nghiƯm: Vai trß cđa luËn ®iĨm nh­ thÕ nµo trong bµi v¨n nghÞ luËn? A. Kh«ng nhÊt thiÕt ph¶i cã trong bµi v¨n nghÞ luËn. B. Lµ bé x­¬ng vµ linh hån cđa bµi v¨n nghÞ luËn. C. Lµm cho bµi v¨n nghÞ luËn ®­ỵc râ tµng tõng phÇn. D. Giĩp gi¶i quyÕt vÊn ®Ị 1 c¸ch cơ thĨ, sinh ®éng. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’) - Về nhà : + Học bài, nắm vững các kiến thức về luận điểm + Hoàn thành tất cả các bài tập + Tập xây dựng hệ thống luận điểm cho một số vấn đề nghị luận khác - Chuẩn bị bài mới: Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận + Làm thế nào để xây dựng một luận điểm thành một đoạn văn? IV/ Rút kinh nghiệm bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docNgữ văn 8- Tiết 99.doc
  • pptNgữ văn 8-Tiết 99.ppt