Bài giảng Tiết 94: mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hải)

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

 

 

ppt9 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 94: mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hải), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 5 ngày 10 tháng 3 năm 2005 Giảng văn: Tiết 94: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) Giáo viên dạy : Nguyễn Thu Hiền Trường THCS Ngũ Lão I.Giới thiệu tác giả tác phẩm 1.Tác giả Là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam ngay từ những ngày đầu. 2.Tác phẩm Viết tháng 11 năm 1980 II.Phân tích bài thơ 1.Mùa xuân thiên nhiên Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Nhận xét về hình ảnh thơ?Cách dùng từ? Hình ảnh thơ bình dị thân thuộc nhưng tiêu biểu đặc trưng Những tính từ chỉ màu sắc Tại sao tác giả không dùng từ “trồng” mà lại dùng từ “mọc” Qua đó tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa xuân như thế nào? Một bức tranh mùa xuân đằm thắm sắc màu, tươi vui, tràn đầy sức sống. Trong bức tranh mùa xuân hình ảnh nào gây ấn tượng nhất với tác giả? “Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” Em hiểu “từng giọt “ ?Nhận xét sự cảm nhận của tác giả? Điều đó cho em hiểu tình cảm của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân như thế nào? Sự cảm nhận tinh tế diễn tả niềm say sưa ngây ngất, trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên khi vào xuân. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao 2. Mùa xuân đất nước Nghĩ về mùa xuân đất nước tác giả đã nghĩ đến ai?Tại sao? Hình ảnh “lộc” gợi cho em suy nghĩ gì? Từ đó em đánh giá gì về cái nhìn của tác giả với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Nhịp độ đất nước vào xuân được diễn tả như thế nào? Nhận xét về cách dùng hình ảnh, dùng từ nhịp thơ? Điều đó đã góp phần diễn tả không khí đất nước vào xuân như thế nào? Hình ảnh thơ sóng đôi, điệp từ nhịp thơ gấp gáp diễn tả không khí sôi nổi khẩn trương, niềm vui rạo rực của đất nước khi xuân về. Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước Phân tích hình ảnh so sánh Đất nước Việt Nam được ví như một vì sao nhỏ nhưng lại có sức toả sáng trên địa cầu. Hình ảnh thơ thể hiện niềm tự hào tin tưởng của tác giả vào sự phát triển đi lên của đất nước. 3. Mùa xuân trong lòng tác giả Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến Trước mùa xuân thiên nhiên đất nước nhà thơ có ước nguyện gì? Phân tích ước nguyện của tác giả (Chú ý hình ảnh thơ) Ước nguyện đẹp tự nhiên, niềm mong ước thiết tha được sống có ích đem lại hương sắc cho đời Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc Phận tích hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”. Từ “nho nhỏ” và “lặng lẽ” diễn tả điều gì? Em hiểu “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc” là như thế nào? Điệp từ “ dù là” có ý nghĩa gì Hình ảnh ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ” biểu hiện một khát vọng, một ý thức, và một mục đích sống tiến bộ, đáng trân trọng. III.Tổng kết Cảm xúc chân thành lời thơ giản dị giàu nhạc điệu, hình ảnh thơ đẹp Bài thơ thể hiện một tình yêu cuộc sống, một khát vọng cống hiến cao đẹp. Em hãy đọc diễn cảm hoặc hát bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, phát biểu suy nghĩ của em sau khi học xong bài thơ. Học thuộc lòng bài thơ. Phân tích bài thơ theo mạch cảm xúc của tác giả. Soạn bài “Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu IV.Củng cố V.Hướng dẫn học bài

File đính kèm:

  • pptVan 9 tiet 94.ppt
Giáo án liên quan