Câu 2. Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu?
A Giãi bày tình cảm của người viết.
B Kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
C.Miêu tả phong cảnh ,kể sự việc.
D.Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
22 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 93 hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN 8 Tiết 93 HỊCH TƯỚNG SĨ Trần Quốc Tuấn THCS DÂN TIẾN Người soạn: Phan Thị Hương Nhài KIỂM TRA BÀI CŨ: Câu1. Chiếu dời đô thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và phản ánh khát vọng xây dựng đất nước độc lập, phồn thịnh của Lý Công Uẩn và nhân dân ta. A/Đúng. B/Sai. Câu 2. ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu? A Giãi bày tình cảm của người viết. B Kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. C.Miêu tả phong cảnh ,kể sự việc. D.Ban bố mệnh lệnh của nhà vua. Tiết 93 hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn I - Đọc và tìm hiểu chung 1) Tác giả - Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300), là một danh tướng kiệt xuất thời Trần - Là người có phẩm chất cao đẹp, văn võ song toàn và có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên. Dựa vào chú thích sgk, nêu vài nét về tác giả? Tượng đài trần quốc tuấn ở Nam định Tượng đài trần quốc tuấn ở vũng tàu đền kiếp bạc (Chí Linh - hảI Dương) Bài hịch được viết trong hoàn cảnh nào? Tiết 93 hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn I - Đọc và tìm hiểu chung Tác giả Tìm hiểu chung về văn bản a) Đọc và tìm hiểu chú thích - Công bố tháng 9/1284, tại cuộc duyệt binh ở bến Đông Thăng Long trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ 2. b) Tác phẩm * Hoàn cảnh sáng tác - Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, được vua chúa, tướng lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục, hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. - Kết cấu chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. - Thường được viết theo thể văn biền ngẫu. Tiết 93 hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn I - Đọc và tìm hiểu chung Tác giả Tìm hiểu chung về văn bản * Thể loại: Hịch là gì? Bảng so sánh thể hịch và chiếu. Tiết 93 hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn I - Đọc và tìm hiểu chung Tác giả Tìm hiểu chung về văn bản Hịch và chiếu có gì giống và khác nhau? * Thể loại: * Bố cục chung của thể hịch : 4 phần Phần 1: Nêu vấn đề Phần 2: Nêu truyền thống vẻ vang trong lịch sử Phần 3: Nhận định tình hình, phân tích phải trái để gây lòng căm thù giặc. Phần 4: Chủ trương cụ thể, kêu gọi đấu tranh.* Tiết 93 hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn I - Đọc và tìm hiểu chung Tác giả Tìm hiểu chung về văn bản * Bố cục: “Hịch tướng sĩ” có bố cục như thế nào? * Bố cục của “Hịch tướng sĩ”: 4 phần Phần 1: Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ. Từ đầu ... “còn lưu tiếng tốt” Phần 2: Sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù; nỗi lòng của chủ tướng. Từ “Huống chi”... “cũng vui lòng”. Phần 3: Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai. Từ “Các ngươi” ... “phỏng có được không?”. Phần 4: Nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu. Phần còn lại Bảng so sánh Tiết 93 hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn I - Đọc và tìm hiểu chung Tác giả Tìm hiểu chung về văn bản * Bố cục: Tướng: Kỉ Tín, Do Vu, Cảo Khanh, Kính Đức, - Quan nhỏ: Thân Khoái. - Gia thần: Dự Nhượng. Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang. => Liệt kờ, dẫn chứng tiờu biểu, toàn diện => Tinh thần quờn mỡnh vỡ chủ, vỡ vua, vỡ nước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ * Mục đớch: Khớch lệ ý chớ lập cụng danh Tiết 93 hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn I - Đọc và tìm hiểu chung II - Phân tích: 1) Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ! “... Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tề phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau!”... a) Tội ác của giặc 2) Tội ác của giặc và nỗi lòng của chủ tướng Tiết 93 hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn I - Đọc và tìm hiểu chung II - Phân tích: 1) Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được lột tả qua những hình ảnh,chi tiết nào ? “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan” Tác giả đã dùng nghệ thuật gì để khắc họa kẻ thù? Từ đó làm nổi bật bản chất gì của chúng? đi lại nghênh ngang uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình - đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ - đòi ngọc lụa… thu bạc vàng… vét của kho… 2) Tội ác của giặc và nỗi lòng của chủ tướng Tiết 93 hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn I - Đọc và tìm hiểu chung II - Phân tích: 1) Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ ẩn dụ - vật hoá, ngôn từ gợi cảm Bản chất hống hách, ngang ngược vô lối; lòng tham vô đáy của kẻ thù a) Tội ác của giặc 2) Tội ác của giặc và nỗi lòng của chủ tướng Tiết 93 hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn I - Đọc và tìm hiểu chung II - Phân tích: 1) Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ a) Tội ác của giặc b) Nỗi lòng của chủ tướng “ ...Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”... Trước tội ác tày trời của kẻ thù, Trần Quốc Tuấn có tâm trạng như thế nào? Việc bộc bạch nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn với các tướng lĩnh nhằm mục đích gì? 2) Tội ác của giặc và nỗi lòng của chủ tướng Tiết 93 hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn I - Đọc và tìm hiểu chung II - Phân tích: a) Tội ác của giặc b) Nỗi lòng của chủ tướng 1) Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ - quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; - căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. - Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Trong đoạn văn tác giả dùng phương thức biểu đạt và cách nói nào? Biểu cảm trực tiếp, động từ mạnh, cách nói khoa trương Nỗi đau xót, căm uất tột cùng, sẵn sàng hi sinh để rửa nhục cho nước * Mục đích: khích lệ lòng căm thù giặc, tinh thần yêu nước Đoạn văn diễn tả tâm trạng gì của vị chủ tướng? Tiểu kết: - Nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ. Câu văn biền ngẫu. Từ ngữ gợi tả, chọn lọc Giọng văn lúc đanh thép, lúc tha thiết. Nội dung: Lòng căm thù giặc sâu sắc Yêu nước nồng nàn -> Khích lệ ý chí lập công danh -> Khích lệ lòng căm thù giặc, lòng yêu nước. Luyện tập Hóy lựa chọn đỏp ỏn đỳng cho những cõu hỏi sau: 1. ý nào nói đúng nhất chức năng của thể hịch? a. Dùng để ban bố mệnh lệnh của vua ban. b. Dùng để công bố kết quả một sự nghiệp. c. Dùng để trình bày với nhà vua về sự việc, ý kiến, đề nghị. d. Dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. 2. ý nào nói đúng nhất nội dung của câu văn sau: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. a. Thể hiện sự thông cảm của các tướng sĩ. b. Kêu gọi tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ. c. Thể hiện lòng căm thù giặc và ý chí quyết xả thân vì nước của tác giả. d. Để cho dẫn chứng thêm đầy đủ. a. Thể hiện sự thông cảm của các tướng sĩ. b. Kêu gọi tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ. a. Dùng để ban bố mệnh lệnh của vua ban. b. Dùng để công bố kết quả một sự nghiệp. c. Dùng để trình bày với nhà vua về sự việc, ý kiến, đề nghị. Đáp án d. Dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. c. Thể hiện lòng căm thù giặc và ý chí quyết xả thân vì nước của tác giả. d. Để cho dẫn chứng thêm đầy đủ. 1. ý nào nói đúng nhất chức năng của thể hịch? 2. ý nào nói đúng nhất nội dung của câu văn sau: ...“Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”... Bài tập về nhà: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về lòng yêu nước của tác giả qua đoạn: “Ta thường tới bữa …, ta cũng vui lòng.”
File đính kèm:
- Bai giang Hich tuong si cong phu.ppt