Bài giảng Tiết 92 : chương trình địa phương (phần tập làm văn)

I.Mở Bài : Giới thiệu thắng cảnh Hầm Hô

II.Thân Bài :

Danh thắng Hầm Hô cách thành phố Qui Nhơn hơn 55 km về hướng Bắc, thuộc địa phận thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Không rõ cái tên có tự bao giờ mà ý nghĩa của nó mỗi người giải thích một khác. Có người cho rằng do ở đây có một thác nước cao chừng sáu, bảy mét, đổ vào một hầm đá rộng, phát ra tiếng kêu ầm ồ như tiếng hô báo cho người chèo bè mảng trên dòng biết sắp tới chỗ nguy hiểm mà lo phòng nên gọi là Hầm Hô. Có người giải thích rằng ở miệng Hầm Hô đá mọc lởm chởm, chìa ra giống như hàm răng hô nên có tên ấy.

 

pptx4 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 92 : chương trình địa phương (phần tập làm văn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 2/9/2014 ‹#› TIẾT 92 : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TẬP LÀM VĂN) - Tổ 3 lớp 8a6 - Đề : Giới thiệu di tích, thắng cảnh dịa phương (Hầm Hô) I.Mở Bài : Giới thiệu thắng cảnh Hầm Hô II.Thân Bài : Danh thắng Hầm Hô cách thành phố Qui Nhơn hơn 55 km về hướng Bắc, thuộc địa phận thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Không rõ cái tên có tự bao giờ mà ý nghĩa của nó mỗi người giải thích một khác. Có người cho rằng do ở đây có một thác nước cao chừng sáu, bảy mét, đổ vào một hầm đá rộng, phát ra tiếng kêu ầm ồ như tiếng hô báo cho người chèo bè mảng trên dòng biết sắp tới chỗ nguy hiểm mà lo phòng nên gọi là Hầm Hô. Có người giải thích rằng ở miệng Hầm Hô đá mọc lởm chởm, chìa ra giống như hàm răng hô nên có tên ấy. Hầm Hô là nơi gặp gỡ của hai nhánh sông Đồng Hưu và sông Cát đổ vào sông Phú Phong. Thắng cảnh là cả một khúc sông dài tới gần 3km, hai bên bờ là những khối đá trập trùng, chỗ thì dựng đứng như thành vách, nới thì chồng chất lên nhau thành đống, lại có đoạn đá nhọn lởm chởm. Cảnh đẹp đích thực của Hầm Hô khiến du khách viếng thăm phải sửng sốt về sự tạo hóa của thiên nhiên ngay dưới lòng sông. Lòng sông chi chít những trụ đá hoa cương thiên hình vạn trạng. Vào mùa nước cạn, những ngày trong xanh, khi những tia nắng ban mai rọi xuống, những khối đá hoa cương ánh lên muôn màu lóng lánh, rực rỡ như ngàn vạn viên kim cương khoe mình trên làn nước trong xanh. Sông Hầm Hô có tiếng là nhiều cá, nhất là về mùa lũ. Cá từ khắp nơi kéo về từng bầy. Các lội ngược dòng bị thác nước hất tung trở lại trông như thể cá bay. Dân gian truyền rằng, hàng năm Long vương tổ chức kì thi cho cá tại thác Hầm Hô. Con nào vượt qua được sẽ hóa thành rồng, nên cá từ sông Côn dồn cả về đây để thử vận may. Có lẽ do điển tích này mà thác Hầm Hô còn có tên là Vũ Môn, dân gian gọi là thác Cá Bay. Nếu có dịp du ngoạn bằng thuyền đi dọc sông, du khách sẽ có được cảm giác như đi vào thế giới thần thoại. Vượt qua bờ đập, đi ngược dòng sông một đoạn sẽ gặp một vách đá dựng đứng như tường thành với cái tên Hòn Đá Thành. Trên vách đá rêu phủ xanh rì, từng chùm rễ cây leo lòng thòng rủ xuống trong hệt như một bức tường thành cổ kính. Bên trái thành có một bãi đá chồng chất lên nhau trong vùng gọi đây là khúc sông Trời Lấp. Qua khúc sông này là vũng cá Rói luôn chứa đầy cá Rói dồn tụ về đây. Tiếp một đoạn nữa có một khối đá giống như cá sấu nằm ngay giữa lòng sông, chắn dòng nước chảy xiết làm bọt nước tung trắng xóa nên gọi là Hòn Trào. Từ đây không thể đi thuyền được nữa. Muốn đi tiếp vào trong, phải lên bộ đi men theo bờ. Càng đi lại càng thấy lòng sông hẹp lại nhưng cảnh vật lại càng kì thú. Ngược về phía thượng nguồn, độ dốc càng lớn, nước chảy càng mạnh. Từng đoạn chia khúc thành những thác nhỏ, nước chảy ầm ầm dội vào vách núi, cảnh vật càng thêm huyền ảo. Hương rừng ngào ngạt hòa lẫn tiếng chim kêu khiến cho du khách có cảm giác như lạc vào cõi thần tiên. Đứng vào nơi kì thú nhất thiên nhiên lại trải rộng cho du khách một khoảng trống để dừng chân hạ trại. Nước dưới suối nơi này là nơi tắm lí tưởng. Từ đây có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng về cả hai phía Đông, Tây. Những khối đá vô tri sống động. Những dáng vẻ tả thực, vừa như cách điệu siêu thoát đưa ta đi hết sự ngạc nhiên này đến sự ngạc nhiên khác. Ngoài ra còn những khối đá như sống động, có hồn, bởi huyền tích do con người thêu dệt như Hòn Vò Rượu, hòn dấu chân ông Khổng Lồ, Bàn Cờ Tiên, Hòn Ông Táo… Càng đi sâu cảnh vật càng kỳ thú, hương rừng ngào ngạt, chim hót véo von… Tạo nên một bức tranh thiên nhiên sinh động kỳ ảo và là nơi lý tưởng cho du khách nghỉ ngơi.  Trước kia, Hầm Hô còn là căn cứ địa của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, nghĩa binh Cần Vương chống Pháp của Mai Xuân Thưởng và cũng là nơi hoạt động của lực lượng cách mạng ở địa bàn tây nam huyện Tây Sơn những năm chống Mỹ cứu nước. Đến đây, du khách không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp kỳ ảo của thiên nhiên mà còn có dịp ôn lại những ngày tháng hào hùng của lịch sử. III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về Hầm Hô

File đính kèm:

  • pptxTiet 92 Chuong trinh dia phuong.pptx