Có hai kiểu so sánh:
+ so sánh ngang bằng.
Ví dụ:
Lòng em như hoa hướng dương
Trăm nghìn đổ lại một phương mặt trời.
+ So sánh không ngang bằng.
Ví dụ:
Con hơn cha là nhà có phúc.
10 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 91- Tiếng Việt: Nhân hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào các em về dự tiết học này. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Có mấy kiểu so sánh? cho mổi kiểu một ví dụ. Có hai kiểu so sánh: + so sánh ngang bằng. Ví dụ: Lòng em như hoa hướng dương Trăm nghìn đổ lại một phương mặt trời. + So sánh không ngang bằng. Ví dụ: Con hơn cha là nhà có phúc. Núi cao chi lắm núi ơi? Núi che mặt trời chẳng thấy người thương. Núi là vật vô tri vô giác nhưng tại sao con người lại tâm tình với núi như vậy? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. GIỚI THIỆU BÀI Tiết 91: I/ NHÂN HÓA LÀ GÌ? 1/ Phân tích ngữ liệu: a/ Tìm phép nhân hóa trong khổ thơ: Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đương. (Trần Đăng Khoa ) b/ So sánh hai cách diễn đạt: Cách miêu tả sự vật, hiện tượng trong khổ thơ hay ở chỗ là dùng nhiều phép nhân hóa nên sự vật gần gủi với con người, lời văn sinh động hơn. 2/ Ghi nhớ: sgk/ 57. Câu hỏi: -Dựa vào kiến thức đã học, em hãy tìm phép nhân hóa trong khổ thơ bên. So với cách diễn đạt sau, cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ bên hay hơn ở chỗ nào? Bầu trời đầy mây đen. Muôn nghìn cây lá ngã nghiêng, lá bay phấp phới. Kiến bò đầy đường. Thế nào là phép nhân hóa? II/ CÁC KIỂU NHÂN HÓA Câu hỏi: 1/ Phân tích ngữ liệu: a/ Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. ( Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ) Dùng từ gọi người để gọi vật. b/ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồnglúa chín. ( Thép Mới ) Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. c/ Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. 2/ Ghi nhớ: sgk/58. -Trong các câu bên, những sự vật nào được nhân hóa? -Dựa vào các từ in đậm, cho biết mỗi sự vật bên được nhân hóa bằng cách nào? Có mấy kiêu nhân hóa? III/ LUYỆN TẬP: 1.Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau: Bến cảng lúc nào cũng đông vui.Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn. Tác dụng: giúp cho việc miêu tả bến cảng đông vui nhộn nhịp, sinh động, gợi cảm hơn. 2. So sánh cáh diễn đạt trong đoạn văn trên với đoạn văn dưới đây: Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều xe. Tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục. - So sánh cách diễn đạt trong hai đoạn văn: + Đoạn 1: dùng nhiều phép nhân hóa nên sinh động và gợi cảm hơn. + Đoạn 2: không dùng phép nhân hóa nên thiếu sinh động. 3.Hai cách viết trong bài tập 3 sgk/ 58 có gì khác nhau? Nên chọn cách viết nào cho văn biểu cảm? Cách viết nào cho văn thuyết minh? Dùng phép nhân hóa. Dùng cho văn biểu cảm. Không dùng phép nhân hóa. Dùng cho văn thuyết minh. 4. Bài tập 4 sgk/ 59 Cách tạo và tác dụng của mỗi cách: a/ núi ơi ( trò chuyện, xưng hô với vật như người ): gợi quan hệ gần gủi, thân thương. b/ ( cua cá ) tấp nập; ( cò, sếu, vạc, le, … ) cải cọ ôm sòm: dùng từ vốchỉ hành động, tính chất của người để chỉ hành động, tính chất của vật; họ ( cò, sếu, vạc, le …), anh ( cò ) dùng từ vốn gọi người để gọi vật: giúp việc miêu tả sinh động cảnh hội tụ kiếm ăn của các loài chim. c/ ( chòm cổ thụ ) dáng mãnh liệt, dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn; ( thuyền ) vùng vằng:dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. ( quay đầu chạy: hiện tượng chuyển nghĩa của từ, không phải biện pháp tu từ ). d/ ( cây ) bị thương; thân mình; vết thương, cục máu: dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất, bộ phận của người để chỉ hoạt động, tính chất, bộ phận của cây. 5. Viết đoạn văn ngắn với nội dung tự chọn có dùng phép nhân hóa. Xuân đến mọi miền đất nước với những sắc màu riêng biệt. Ở miền Bắc, xuân sang dục hoa đào thắm đỏ, dục én liệng đồng chiêm xanh đến mượt mà … còn ở Buôn Ma thuột lại ngời lên sắc trắng tinh khôi của mùa hoa cà phê nở. Hương cà phê nồng nàn đến da diết cứ theo gió bay xa gọi từng đàn ong đến hút mật xây đời cho sắc xuân thêm đậm. Hướng dẫn học ở nhà: Học thuộc các ghi nhớ sgk/ 57+58. Tìm các phép nhân hóa trong các văn bản đã học. Cho biết kiểu nhân hóa được sử dung và tác dụng của nó trong văn bản. Soạn bài phương pháp tả người. Cảm ơn các em đã tham gia xây dựng tiết học này.
File đính kèm:
- Ngu van 6(19).ppt