Bài giảng Tiết 86- Tiếng Việt: Thêm trạng ngữ cho câu

Kiểm tra bài cũ:

Xác định và nêu tác dụng của các

câu đặc biệt trong bài tập sau:

 

Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng sông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang ngồi có vẻ chờ đợi.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 86- Tiếng Việt: Thêm trạng ngữ cho câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng các thầy giáo, cô giáo đến dự tiết học Lớp 7c - Trường THCS Trần Hưng Đạo - Đông Hà Trường THCS Trần Hưng Đạo - Đông Hà Kiểm tra bài cũ: Xác định và nêu tác dụng của các câu đặc biệt trong bài tập sau: Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng sông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang ngồi có vẻ chờ đợi. Kiểm tra bài cũ: Xác định và nêu tác dụng của các câu đặc biệt trong bài tập sau: Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng sông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang ngồi có vẻ chờ đợi. Ki ểm tra bài cũ ĐÁP ÁN: Các câu đặc biệt và tác dụng: - Nhà ông X : Xác định nơi chốn. - Buổi tối : Xác định thời gian. - Một chiếc đèn măng sông. Một bộ bàn ghế: Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. Đặc điểm của trạng ngữ- Tìm hiểu ví dụ Ví dụ: a. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. [... ] Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hoá” của thực dân cũng không làm ra một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. b. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều mảnh nhỏ. c. Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt. d. Với giọng nói dịu dàng, chị ấy mời chúng tôi vào nhà. Đặc điểm của trạng ngữ- Tìm hiểu ví dụ HOẠT ĐỘNG NHÓM ( thời gian: 3 phút): HĐ1: Chuyển các trạng ngữ sau sang những vị trí khác nhau trong câu: 1. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. 2. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. 3. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. HĐ2: Nhận xét về vị trí của trạng ngữ trong câu. Đặc điểm của trạng ngữ- Tìm hiểu ví dụ * Có thể chuyển vị trí các trạng ngữ như sau: 1. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. * Người dân cày Việt Nam, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. * Người dân cày Việt Nam, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời. 2. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. * Tre, đời đời, kiếp kiếp, ăn ở với người. * Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người. 3. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. * Từ nghìn đời nay, cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc. * Cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc, từ nghìn đời nay. * Vị trí trạng ngữ có thể ở: đầu, cuối, giữa câu. Đặc điểm của trạng ngữ- Ghi nhớ GHI NHỚ: Đặc điểm của trạng ngữ: Về ý nghĩa , trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. Về hình thức : Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. Đặc điểm của trạng ngữ - Lưu ý So sánh số lượng trạng ngữ trong hai câu: - Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. - Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. Lưu ý: Trong một câu, có thể có hơn một trạng ngữ. Đặc điểm của trạng ngữ - Lưu ý * Cách viết nào phù hợp hơn? Vì sao? a. Hôm qua Việt được mẹ cho đi chơi công viên Lê- nin. Trong công viên, Việt gặp bạn Nam. b. Hôm qua Việt được mẹ cho đi chơi công viên Lê- nin. Việt gặp bạn Nam trong công viên. Lưu ý: Tuỳ trường hợp để đặt vị trí của trạng ngữ sao cho đảm bảo tính mạch lạc của văn bản và tình huống giao tiếp. * Cách trả lời nào phù hợp hơn? Vì sao? c. - Em đến đây để làm gì? - Để trao thư này cho chị, em đến đây. d. - Em đến đây để làm gì? - Em đến đây để trao thư này cho chị. Đặc điểm của trạng ngữ - Lưu ý * Nghĩa của câu thứ ba có giống nghĩa của câu thứ nhất và thứ hai không? - Một vài lần, tôi đề nghị nó đọc to từ này. - Tôi một vài lần đề nghị nó đọc to từ này. - Tôi đề nghị nó đọc to từ này một vài lần. Một số trường hợp trạng ngữ đặt cuối câu có thể khiến câu bị hiểu sai nghĩa. Luyện tập Bài1. Cụm từ mùa xuân trong câu nào là trạng ngữ? Xác định vai trò của cụm từ mùa xuân trong các câu còn lại: Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh. [... ] Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu. Luyện tập Bài 2: (Làm theo nhóm) Tìm và phân loại trạng ngữ: - Đoạn a1: “ Cơn gió...bông lúa non không?” - Đoạn a2: “ Trong cái vỏ xanh...của Trời” - Đoạn b. Luyện tập TRÒ CHƠI: GHÉP CHỮ Xếp các mảnh ghép có trạng ngữ với nòng cốt câu sao cho phù hợp Thời gian cho các nhóm là 2 phút. Hướng dẫn học ở nhà Nắm chắc đặc điểm của trạng ngữ. Tìm các trạng ngữ ở một số văn bản trong chương trình học và phân loại. Làm bài tập 3b. Soạn bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh.

File đính kèm:

  • pptthem trang ngu cho cau (2).ppt
Giáo án liên quan