I. Mục tiêu :Giúp HS
1.Kiến thức -Nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh .
- Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự việc để tạo ra những so sánh đúng, tiến đến tạo những so sánh hay.
2.Kỹ năng:- Nhânh diện được phép so sánh.
-Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản,chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó
3. Thái độ: Biết tạo ra những so sánh đúng và hay trong khi nói, viết .
II.Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc SGK, SGV, thiết kế giáo án; Bảng phu ghi ví dụ, ghi mô hình cụ thể của phép so sánh.
- Phương án tổ chức lớp học:Thảo luận nhóm theo kỹ thuật khăn phủ bàn.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo câu hỏi trong SGK.
-So sánh là gì
-Cấu tạo của phép so sánh
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tình hình lớp:(1)
-Điểm danh học sinh trong lớp
-Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
4 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 78: So sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : /01/2012 Ngày dạy : /01/2012
Tiết : 78
Bài dạy : SO SÁNH
I. Mục tiêu :Giúp HS
1.Kiến thức -Nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh .
- Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự việc để tạo ra những so sánh đúng, tiến đến tạo những so sánh hay.
2.Kỹ năng:- Nhânh diện được phép so sánh.
-Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản,chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó
3. Thái độ: Biết tạo ra những so sánh đúng và hay trong khi nói, viết .
II.Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc SGK, SGV, thiết kế giáo án; Bảng phu ghi ví dụï, ghi mô hình cụ thể của phép so sánh.
- Phương án tổ chức lớp học:Thảo luận nhóm theo kỹ thuật khăn phủ bàn.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo câu hỏi trong SGK.
-So sánh là gì
-Cấu tạo của phép so sánh
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tình hình lớp:(1’)
-Điểm danh học sinh trong lớp
-Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
Nội dung kiểm tra
Đáp án
Biểu điểm
1.Phó từ là gì? Phó từ gồm mấy loại lớn? Đó là những loại nào? Nêu ví dụ?
- Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
- VD: thật đẹp , đã nói, …
Phó từ gồm hai loại lớn:
* Phó từ đứng trước động từ và tính từ : Bổ sung một số ý nghĩa như :
-Chỉ quan hệ thời gian, chỉ mức độ, chỉ sự tiếp diễn tương tự, chỉ sự phủ định , chỉ sự cầu khiến
VD: hãy, đừng, chớ,…
* Phó từ đứng sau động từ và tính từ : Bổ sung một số ý nghĩa như:
-Chỉ kết quả và hướng, chỉ mức độ, chỉ khả năng VD: mất, được, lắm, quá, cực kì,…
(3,0 điểm)
(7,0 điểm)
Nhận xét:
3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài (1’)Trong cuộc sống của chúng ta , muốn biết được sự vật này to hay nhỏ hơn, đẹp hay xấu hơn ,… sự vật khác thì chúng ta dùng phương thức so sánh. Vậy so sánh là gì? Cấu tạo của phép so sánh? để biết được điều đó thì chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài học hôm nay.
Tiến trình bài dạy:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
13’
14’
2’
Hoạt động1: So sánh là gì
-Yêu cầu HS quan sát , đọc ví dụ trên bảng phụ ( ví dụ sgk / 24) , tìm các cụm từ chứa hình ảnh so sánh ?
- Từ các hình ảnh so sánh đã tìm được em hãy cho biết những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?
- Vì sao có thể so sánh như vậy? So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì?
-Nâng cao : Trong so sánh , vế B thường được coi là chuẩn so sánh. Bình thường ta nói Con thông minh như bố chứ không nói bố thông minh như con . Vì vế B đã được công nhận từ trước.Tuy nhiên nhiều trường hợp để đảm bảo tính ngắn gọn , vế B được đưa ra không đầy đủ buộc người đọc phải suy luận mới hiểu được . ví dụ: dai như đỉa.
- Em hiểu thế nào là so sánh?
- Gọi học sinh đọc sgk .
Hoạt động 2 :Cấu tạo của phép so sánh:
- Yêu cầu HS quan sát ví dụ trên bảng phụ ( ví dụ sgk ) .
- Yêu cầu HS kẻ bảng cấu tạo của phép so sánh (trên bảng phụ ) vào vở .
- Phép so sánh có cấu tạo gồm mấy yếu tố? Đó là những yếu tố nào?
- Em hãy tìm thêm1 số ví dụ có sử dụng phép so sánh mà em biết. Phân tích cấu tạo của phép so sánh đó?
- Cấu tạo của phép so sánh trong câu 3 có gì đặc biệt?
-Nhận xét.
-Em hãy cho biết mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm mấy yếu tố? Đó là những yếu tố nào?
- Gọi học sinh đọc sgk .
Hoạt động 3: Luyện tập
- Yêu cầu học sinh đọc đề và trả lời bài tập 1?
Thảo luận nhóm theo kỹ thuật khăn phủ bàn
-Nhận xét, giảng giải, khái quát.
- Yêu cầu học sinh đọc đề và trả lời bài tập 2 ?
-Nhận xét, giảng giải, khái quát.
- Hướng dẫn HS về nhà thực hiện bài tập 3, 4.
Hoạt động 4: Củng cố:
?So sánh là gì? Cấu tạo của phép so sánh ?
Củng cố bài học bằng sơ đồ tư duy.
Hoạt động 1: So sánh là gì
-Quan sát , đọc ví dụ , trả lời
+ Trẻ em như búp trên cành
+ Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
+ Trẻ em , búp trên cành
+ “Rừng đước”, “hai dãy trường thành vô tận”
- So sánh như vậy làm nổi bật cảm nhận của người viết, người nói với sự vật được nói đến => Câu văn, câu thơ có tính hình ảnh và gợi cảm.
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác.
-Đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 2: Cấu tạo của phép so sánh:
- Quan sát ví dụ , kẻ bảng cấu tạo của phép so sánh vào vở .
- Có 4 yếu tố
+ Vế A (sự vật được so sánh)
+ P.diện so sánh
+ Từ so sánh
+ Vế B (sự vật dùng để so sánh)
Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
- Tiếng hát trong như suối ngọc tuyền / Êm như hơi gió thoảng cung tiên.
- Câu a: Vắng mặt từ ngữ chỉ p. diện so sánh, từ so sánh
- Câu b: Từ so sánh và vế B được đảo lên trước vế A
-Chú ý lắng nghe.
+ Vế A
+ Vế B
+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
+ Từ so sánh
-Đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 3: Luyện tập:
-HS đọc đề và trả lời bài tập 1.
Thảo luận nhóm theo kỹ thuật khăn phủ bàn
Người với người: Thầy thuốc như mẹ hiền
- Vật với vật: Sông ngòi kênh rạch... mạng nhện.
b. So sánh khác loại:
- Vật với người: Cá nước bơi...những đầu sóng trắng;…
-HS đọc đề và trả lời bài tập 2 .
- khỏe như voi
- đen như cột nhà cháy
- trắng như trứng gà bóc vỏ
- cao như cây sào.
-Chú ý lắng nghe.
-Dựa vào kiến thức đã học để trả lời.
Hoạt động 4: Củng cố
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác cónét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Vế A ( nêu tên sự vật được so sánh)
+ Vế B (nêu tên sự vật , sự việc dùng để so sánh với sự vật , sự việc nói ở vế A)-
+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
+ Từ so sánh
I. So sánh là gì?
-Xét ví dụ:
+ Trẻ em như búp trên cành
+ Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
+ Trẻ em , búp trên cành
+ “Rừng đước”, “hai dãy trường thành vô tận”
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác cónét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
II. Cấu tạo của phép so sánh:
-Xét ví dụ: sgk
Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
- Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
+ Vế A ( nêu tên sự vật được so sánh)
+ Vế B (nêu tên sự vật , sự việc dùng để so sánh với sự vật , sự việc nói ở vế A)
+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
+ Từ so sánh
- Trong thực tế,mô hình cấu tạo trên có thể biến đổi ít nhiều.
+ Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lượt bớt.
+ Vế B có thể đảo trước vế a cùng với từ so sánh.
III. Luyện tập:
* Bài tập 1:
a. So sánh đồng loại
- Người với người: Thầy thuốc như mẹ hiền
- Vật với vật: Sông ngòi kênh rạch... mạng nhện.
b. So sánh khác loại:
- Vật với người: Cá nước bơi...những đầu sóng trắng;…
* Bài tập 2:
- khỏe như voi
- đen như cột nhà cháy
- trắng như trứng gà bóc vỏ
- cao như cây sào.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(2’)
*Ra bài tập về nhà :-Xem lại bài, nắm chắc kiến thức đã học, thực hiện bài tập còn lại.
- Chuẩn bị: So sánh ( tt) ,tìm hiểu hai kiểu so sánh ngang bằng và không ngang bằng
*Chuẩn bị bài mới -Tiết sau học : Quan sát , tưởng tượng , so sánh và nhận xét trong văn miêu tả .
IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- Ngữ văn 6-Tiết 78.doc
- Ngữ văn 6-Tiết 78.ppt