Bài giảng Tiết 77, 78 Thư dụ Vương thông lần nữa (Tái dụ Vương Thông thư) Nguyễn Trãi

Tập sách do Dương Bá Cung - đời Hồng Đức biên tập và khắc in vào năm 1868

- Bao gồm các thư từ , công văn do Nguyễn Trãi viết nhân danh Lê Lợi chiêu dụ hào kiệt, lệnh gửi tới các tướng sĩ ở Nghệ An Thuận Hoá, nhưng phần lớn là giao thiệp với tướng nhà Minh, khuyên dụ chúng.

 

ppt22 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 77, 78 Thư dụ Vương thông lần nữa (Tái dụ Vương Thông thư) Nguyễn Trãi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 77, 78 Thư dụ Vương thông lần nữa (Tái dụ Vương Thông thư) Nguyễn Trãi I. Giới thiệu chung 1. “Quân trung từ mệnh tập” - Tập sách do Dương Bá Cung - đời Hồng Đức biên tập và khắc in vào năm 1868 - Bao gồm các thư từ , công văn do Nguyễn Trãi viết nhân danh Lê Lợi chiêu dụ hào kiệt, lệnh gửi tới các tướng sĩ ở Nghệ An Thuận Hoá, nhưng phần lớn là giao thiệp với tướng nhà Minh, khuyên dụ chúng. - Nội dung tư tưởng của “QTTMT” : Thực hiện chiến lược “công tâm, phạt mưu” là tư tưởng quân sự T.Quốc truyền thống. + Công tâm: là làm tan rã tinh thần và tâm lí đối phương. + Phạt mưu: 2 cách hiểu: . Đánh vào mưu lược của địch . Dùng mưu trí để đánh giặc. - Nguyễn Trãi viết nhiều thư gửi cho các tướng giặc và đã thu được nhiều kết quả. + Chiêu dụ tướng quân thành Tam Giang (Việt Trì) đòi Lưu Thành đem quân ra hàng. + Thành Nghệ An – tướng giữ thành là Đô Đốc Thái Phúc mở cửa ra hàng. + ở Thuận Hoá, Tây Đô các thành này không mấtt một muĩ tên hòn đạn nào nhưng giặc đều mở cửa thành ra hàng 2. Bức thư 35 (Một trong số những bức thư gửi V. Thông). a. Thể loại “Thư” trong VH Trung đại Việt Nam. - Thư: ban đầu là tên chung của loại thư tín, viết để trao đổi thông tin, công việc giữa mọi người với nhau hoặc gửi cho vua quan, bạn bè, người thân. - Về sau: + Thư gửi cho Vua gọi là biểu tấu + Thư chỉ là hình thức trao đổi thông tin giữa những người ngang hàng như sĩ phu, khách tướng. - Đến đời Hán: mới bắt đầu có thư riêng mang tính cách cá nhân ở “QTTMTập” thư là hình thức công văn, bàn việc nước, việc chiến, việc hoà. Do thư bàn việc quốc gia đại sự cho nên tính chất chính luận nổi bật. b. Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác * Hoàn cảnh ra đời: - T9-1426 Nghĩa quân Lam Sơn tiến quân ra Bắc. Vua Minh sai Vương thông đem quân ->cứu viện. Phương Chính, Mã Kì là những tên tướng giặc khát máu giao thành Nghệ An cho Thái Phúc -> dẫn quân ra giữ thành Đông Quan (Thăng Long). - Vương Thông viết thư cho Lê Lợi xin giảng hoà nhưng thực chất là kế hoãn binh, chờ quân tiếp viện. - Bức thư số 35 ra đời trong hoàn cảnh ấy. * Mục đích sáng tác - Để cho địch thấy được tình thế của chúng để tự xin hàng. -Song mục đích chính là dụ địch chém 2 tướng giặc ngoan cố nhất là Phương Chính và Mã Kì, đầu hàng rồi rút quân về nước. - Trước đó Nguyễn Trãi đã có thư chiêu dụ V. Thông nhưng y vẫn ngoan cố. Đây là thư dụ hàng thứ 13 gửi cho V. Thông. Tiếp đó Nguyễn Trãi còn gửi 4 thư nữa cho đến khi viện binh Liễu Thăng bị đánh bại thì việc mới thành. C. Bố cục: Chia làm 3 đoạn - Đoạn 1: Từ đầu đến ....sao đủ để cùng nói việc binh được ?” : quan niệm của tác giả về thời thế đối với người giỏi dùng binh. - Đoạn 2: “Trước đây.......đại vong đó là sáu” : nêu rõ và phân tích cụ thể những nguyên nhân dẫn đến bại vong của địch. - Đoạn 3: Phần còn lại: khuyên hàng, những lời hứa mang đầy nhân nghĩa và cũng là cách sỉ nhục tướng giặc. II . Đọc – hiểu văn bản 1.Quan niệm về thời thế của tác giả đối với người giỏi dùng binh - Chủ đề bức thư : Bàn về việc binh, mà người dùng binh muốn thắng thì phải biết thời thế => Vấn đề đầu tiên là bàn về thời thế . - ý nghĩa của thời thế được giải thích rõ trong thư + Được thời, có thế: mất-> còn, nhỏ -> lớn + Mất thời ,không thế: mạnh-> yếu, yên-> nguy . => Sự đổi thay ấy chỉ ở trong khoảng từ bàn tay (diễn ra rất nhanh) Kẻ địch: không biết thời thế, còn dối trá, che đậy =>là hạng đớn hèn => Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng. Nguyễn Trãi ví tướng giặc như hạng thất phu đớn hèn. Không có tư cách để nói việc binh được. Tóm lại: ở phần 1,với lập luận rất chặt chẽ, ngôn ngữ sắc sảo, đanh thép. Nguyễn Trãi đã đưa ra quan niệm về thời thế đối với người giỏi dùng binh. Đồng thời chỉ ra những sự dối trá đớn hèn của quân địch. 2. Những nguyên nhân dẫn đến bại vong của địch. * Thế của người Minh ở TQ( 3 điều bất lợi) - Chính sách hà khắc: + Xưa nhà Tần thôn tính 6 nước chuyên chế 4 bể, không chăm lo đức chính -> mất nước. + Nay nhà Ngô mạnh không bằng nhà Tần lại hà khắc quá -> không đầy một năm sau sẽ chết (ấy là mệnh trời không phải số người) - Phía Bắc có giặc Thiên Nguyên đe doạ. - Trong nước có nội loạn Tầm Châu (Năm 1426- các tộc người thiểu số ở đây nổi dậy chống lại nhà Minh) *Thế của giặc Minh ở Đông Quan (cũng có 3 điều bất lợi) - Thành bị vây không viện binh, không lương thực Người Việt trong thành căm ghét - Quân lính oán trách chống lại các tướng => Lời lẽ của Nguyễn Trãi khúc triết , đánh thẳng vào nhận thức của V. Thông và bè lũ xâm lược + Không giết chết giặc về thể xác + Nhưng đòn cân não này làm giặc hoang mang dao động. Đây chính là tài năng “mưu phạt tâm công” của Nguyễn Trãi. *Nguyên nhân dân đến bại vong của giặc - Một là: Nước lụt, tường đổ, lương thực thiếu, ngựa chết, quân ốm. - Hai là: Viện binh đều gặp binh tướng, đồn đóng, nhất định, viện binh bị đánh bại, các ông không thế trốn. - Ba là: Binh khoẻ, ngựa béo còn phải phòng ở phía Bắc - Bốn là: Tinh thần quân lính mệt mỏi vì chinh phạt liên miên, chẳng được sống yên, thất vọng. - Năm là: Gian Thần chuyên chính, xương thịt (anh –em) hại nhau, gia đình sinh biến. -Sáu là: Nghĩa quân trên dưới một lòng, anh hùng tận lực, quân khí càng luyện, khí giới càng tinh, đối lập hẳn với quân trong thành mỏi mệt, tự chuốc lấy thất bại. *Lời lẽ thể hiện tư thế của người viết : + N. Trãi là người am hiểu thời thế (biết địch, biết ta) + Lời lẽ thể hiện cái thế áp đảo của quân ta (giặc không thế, mất thời)=>N.Trãi am hiểu quy luật tâm lí của con người. Lí lẽ dẫn chứng chặt chẽ, lập luận thấu tình đạt lý của một người biết địch biết ta -> tư thế của người dùng binh giỏi 3. Niềm tin tất thắng của tác giả vào cuộc kháng chiến chống quân Minh Thể hiện ở chỗ: + Nắm rõ thời thế của giặc Minh + Chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến bại vong + Thế mạnh của quân ta => Khẳng định sự thất bại tất yếu của địch. - Lòng yêu chuộng hoà bình của tác giả thể hiện; + Thiện chí đối với quân Minh, không chủ trương tiêu diệt mà tạo cho chúng rút quân. + Những lời hứa hẹn thực lòng với quân Minh nếu chúng muốn rút quân : sẽ sửa sang đường sá cung cấp phương tiện về nước. bảo đảm tính mệnh Giúp quan hệ 2 nước bình thường như trước. =>Cái nhìn của Nguyễn Trãi mang ý nghĩa chiến lược của nhà nhân đạo hoà bình. Một tư tưởng sáng suốt có ý nghĩa lâu dài. + Cuối cùng là lời thách đấu và khích bác xỉ nhục kẻ thù. III. Tổng kết 1. Nội dung 2. Nghệ thuật

File đính kèm:

  • pptThu du Vuong Thong lan nua.ppt
Giáo án liên quan