1, Tác giả:
- Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, quê ở tỉnh Chiết Giang.
- Là con của một gia đình quan lại sa sút, thuở nhỏ ông tiếp xúc nhiều với đời sống ở nông thôn.
- Lúc đầu ông theo học các ngành khoa học kỹ thuật, y học với khát vọng cứu nước cứu đời. Sau ông chuyển sang sáng tác văn học để giúp người dân thoát khỏi ngu muội, hèn nhát.
- Ông sáng tác 17 tập tạp văn và 2 tập truyện ngắn “Gào thét” và “ Bàng hoàng”.
6 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 76: Cố hương_ Lỗ Tấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Ngữ văn 9 Người thực hiện: Phạm Văn Hà Giáo viên trường THCS Trực Phú Trực Ninh – Nam Định Tháng 12 năm 2008 Tiết 76 1, Tác giả: Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, quê ở tỉnh Chiết Giang. Là con của một gia đình quan lại sa sút, thuở nhỏ ông tiếp xúc nhiều với đời sống ở nông thôn. Lúc đầu ông theo học các ngành khoa học kỹ thuật, y học với khát vọng cứu nước cứu đời. Sau ông chuyển sang sáng tác văn học để giúp người dân thoát khỏi ngu muội, hèn nhát. - Ông sáng tác 17 tập tạp văn và 2 tập truyện ngắn “Gào thét” và “ Bàng hoàng”. 2, Tác phẩm: “Cố hương” được rút từ tập truyện ngắn “Gào thét” Yêu cầu đọc: Giọng điệu chậm, buồn, bùi ngùi khi kể, tả. Giọng ấp úng của nhân vật Nhuận Thổ. Giọng lanh lảnh chua chát của thím Hai Dương Tóm tắt tác phẩm “Cố hương”: Độ giữa đông, Tôi đi thuyền về thăm làng cũ mà Tôi đã cách xa hơn 20 năm. Thôn xóm tiêu điều khác với hình ảnh làng cũ đọng trong ký ức Tôi. Chuyến thăm này là để dã từ nó và chuyển đi nơi khác sinh sống. Về đến nhà, mẹ Tôi ra đón và bảo Mọi thứ đã chuẩn bị xong. Tôi ở lại vài hôm để từ biệt mọi người và chờ gặp Nhuận Thổ, người bạn thời thơ ấu. Tôi hình dung lại khuôn mặt tròn trĩnh khoẻ mạnh của Nhuận Thổ. Tôi nhớ Nhuận Thổ kể cho nghe về cách bẫy chim, canh dưa, về chuyện ở quê. Giờ đây sau hơn 20 năm, Nhuận Thổ đã có gia đình. Cuộc sống lam lũ cùng với những quy định ngặt nghèo của xã hội phong kiến đã biến Nhuận Thổ thành người khác hẳn. Nhuận Thổ đã biếu Tôi gói đậu xanh và xin một số đồ đạc cùng với những người khác. - Khi Tôi cùng mọi người trong gia đình xuống thuyền ra đi, những hình ảnh về Nhuận Thổ, Thuỷ Sinh trong quá khứ và hiện tại cứ xen vào nhau. Tôi hy vọng cuộc sống của thế hệ sau không như chúng tôi ngày trước. Bố cục: có 3 phần: Phần 1: “Tôi không quản trời lạnh giá” đến “Mẹ phải ra xem xem sao”. Nội dung: Tình cảm và tâm trạng của nhân vật Tôi trên đường về quê. Phần 2: “Mẹ tôi đứng dậy đi ra” đến “To nhỏ, xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét”. Nội dung: Tình cảm và tâm trạng của nhân vật Tôi trong những ngày sống ở quê. -Phần 3: “Thuyền chúng tôi thẳng tiến” đến “Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Nội dung: Tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật Tôi trên đường rời xa quê. Theo tuyến nhân vật: gồm có các nhân vật sau: Tôi, người mẹ, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, Thuỷ Sinh, Hai Dương… Nhân vật chính là: Tôi và Nhuận Thổ. Nhân vật trung tâm của truyện là: Tôi.
File đính kèm:
- Ngu Van Lop 9 Co huong tiet 01.ppt