Tìm hiểu cách xưng hô của các nhân vật trong đoạn trích sau:
“ Hoá ra ông trời run rủi thế nào mà vợ tôi lại là chị con nhà bác của thầy Hoàng Ngọc Phách. Một ngày Tết, ở thị xã Bắc Ninh, tôi và vợ tôi đến chúc Tết họ hàng nội ngoại thì người thầy rất kính yêu của mình lại chạy ngay ra cửa đón chào, gọi tôi bằng “bác”. Một điều “thưa bác”, hai điều “thưa bác” khiến lúc đầu tôi cứ lúng túng ngượng ngịu, chưa biết xưng hô thế nào. Còn vợ tôi cứ thản nhiên gọi thầy giáo của tôi bằng “cậu”, và tự xưng là “chị”, mặc dù vợ tôi kém cậu em đến trên 20 tuổi. Thế mới biết cách xưng hô ở ngôn ngữ của ta thật khó vì nỗi quá chi li khe khắt, quá phức tạp trong quan hệ họ hàng và xã hội.
32 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 73: ôn tập tiếng việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ lớp 9B Môn: Ngữ Văn 9 Tiết 73: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT GV thực hiện: Trần Thị Thu Thuỷ Chào mừng quý thầy cô và các em học sinh về dự giờ học. Ngữ văn 9 Tiết 73: Ôn tập Tiếng Việt GV thực hiện: Trần Thị Thu Thủy. Chào mừng quý thầy cô và các em học sinh về dự giờ học. Ngữ văn 9 Tiết 73: Ôn tập Tiếng Việt GV thực hiện: Trần Thị Thu Thủy. Kiểm tra bài cũ( Bài tập trắc nghiệm) Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2007 I. Các phương châm hội thoại Các phương châm hội thoại Phương châm về lượng Phương châm về chất Phương châm lịch sự Phương châm quan hệ Phương châm cách thức VD: Hỏi: Anh đã ăn cơm chưa? Trả lời : Cách 1: Tôi đã ăn rồi. Cách 2: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này tôi vẫn chưa ăn cơm. VD: Có hai cách nói: Cách 1: Con bò to gần bằng con trâu. Cách 2: Con bò to gần bằng con voi. VD: Hỏi: Anh đã ăn cơm chưa? Trả lời : Tôi đã ăn rồi. Chọn cách 1: Con bò to gần bằng con trâu. ? Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B để có được nhận định đúng về các phương châm hội thoại? ? Hãy kể một câu chuyện về sự giao tiếp không hiệu quả do vi phạm phương châm hội thoại? * Theo dõi câu chuyện sau: Trong giờ Vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ: - Em cho thầy biết “sóng” là gì? Học sinh: - Thưa thầy, “Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ! => Cách trả lời của bạn học sinh đã vi phạm phương châm quan hệ. ? Nêu nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại? - 3 nguyên nhân: + Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá trong giao tiếp. + Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. + Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. II. Xưng hô trong hội thoại 1. Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt: tôi , tớ, chúng tôi, chúng tớ, anh, chị, bác, cậu... => Rất phong phú và đa dạng. * Cách dùng: - Người nói căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho phù hợp. VD: + Đối với người trên: bác - cháu; anh - em... + Đối với bạn bè: bạn - tớ; cậu - tớ... * Bài tập: 1/ Lập bảng đại từ nhân xưng quen thuộc theo mẫu: tôi, tao, tớ mày, mi chúng nó, họ chúng mày chúng tôi, chúng ta, chúng tớ nó, hắn 2/ Xác định ngôi của từ: “em” trong các trường hợp sau: a/ Anh em có nhà không? => Từ “em” gọi người nghe (ngôi thứ 2). b/ Anh em đi chơi với bạn rồi. => Từ “em” là người nói xưng (ngôi thứ nhất). c/ Em đã đi học chưa con? => Từ “em” gọi người được nói đến (ngôi thứ ba). ? Ngoài các đại từ nhân xưng quen thuộc còn có những từ ngữ nào được người Việt sử dụng trong xưng hô? 1/ Dùng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc làm đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. VD: chú, bác, cô, dì, anh, chị, ông, bà… 2/ Kết hợp các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc với các từ “cháu, em, nó…” để tạo dạng nhân xưng ngôi thứ hai. VD: Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. (Tắt đèn – Ngô Tất Tố) 3/ Kết hợp danh từ chỉ quan hệ thân thuộc với từ: “ta” để tạo dạng nhân xưng ngôi thứ ba. VD: Bà ta, bác ta... ? Ngoài các đại từ nhân xưng quen thuộc còn có những từ ngữ nào được người Việt sử dụng trong xưng hô? 4/ Dùng các danh từ chỉ tên riêng (xưng tên): VD: Mai, Lan, Hoa… 5/ Dùng các danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp: VD: giám đốc, kỹ sư, bác sĩ… 2/ Phương châm : “ xưng khiêm, hô tôn” - Người nói tự xưng một cách khiêm nhường - Gọi người đối thoại một cách tôn kính. Ví dụ: - Những từ ngữ xưng hô thời trước: + gọi “vua” là “ bệ hạ” + nhà sư nghèo xưng là “bần tăng” - Những từ ngữ xưng hô hiện nay: + Gọi: quý ông, quý anh, quý cô... + Gọi người đối thoại nhỏ tuổi hơn mình là anh, chị hoặc gọi người đáng tuổi anh chị là bác ( thay con). Khóc Dương Khuê(trích) … “ Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác, Tôi lại đau trước bác mấy ngày; Làm sao bác vội về ngay, Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời”… ( Nguyễn Khuyến) 3/ Câu hỏi thảo luân: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức lựa chọn từ ngữ khi xưng hô? PHIẾU HỌC TẬPTiết 73 * Tìm hiểu cách xưng hô của các nhân vật trong đoạn trích sau: … “ Hoá ra ông trời run rủi thế nào mà vợ tôi lại là chị con nhà bác của thầy Hoàng Ngọc Phách. Một ngày Tết, ở thị xã Bắc Ninh, tôi và vợ tôi đến chúc Tết họ hàng nội ngoại thì người thầy rất kính yêu của mình lại chạy ngay ra cửa đón chào, gọi tôi bằng “bác”. Một điều “thưa bác”, hai điều “thưa bác” khiến lúc đầu tôi cứ lúng túng ngượng ngịu, chưa biết xưng hô thế nào. Còn vợ tôi cứ thản nhiên gọi thầy giáo của tôi bằng “cậu”, và tự xưng là “chị”, mặc dù vợ tôi kém cậu em đến trên 20 tuổi. Thế mới biết cách xưng hô ở ngôn ngữ của ta thật khó vì nỗi quá chi li khe khắt, quá phức tạp trong quan hệ họ hàng và xã hội. Tôi tự trấn tĩnh, nói với thầy: - Năm mới, con đến chúc thầy và gia đình có nhiều sức khoẻ và thành đạt trong mọi việc của đời sống ạ! Khi trở về nhà vợ tôi cứ phàn nàn: - Sao mình lại xưng “con” với cậu ấy? Cậu ấy là em mình chứ! Tôi cười vui đáp: - Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi làm chồng em, anh đã là học trò của ông Phách từ lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có công lớn đào tạo được ra anh hôm nay đấy em ạ!” (Dẫn theo Ngữ văn 7, tập 1) ? Theo em vì sao là vợ chồng mà mỗi người lại có cách xưng hô khác nhau với cùng một người nói chuyện như vậy? “ Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi làm chồng em, anh đã là học trò của ông Phách từ lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có công lớn đào tạo ra anh hôm nay đấy em ạ!” ? Câu nói trên của nhà thơ Hoàng Cầm cho ta hiểu điều gì về xưng hô trong hội thoại? Trong tiếng Việt, từ ngữ xưng hô rất phong phú và đa dạng. Mỗi phương tiện xưng hô đều mang sắc thái biểu cảm và thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói với người nghe. Khi giao tiếp, người nói, người nghe phải hết sức lựa chọn từ ngữ khi xưng hô. Kết luận III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật - Sử dụng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn. - Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. - Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người khác hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp. - Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép. 2/ Bài tập 2: SGK/ 190, 191 2/ Bài tập 2: SGK/190.191 * Có thể chuyển thành lời dẫn gián tiếp như sau: Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào. Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan. 2/ Bài tập 2: SGK/ 190, 191 * Những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại: Tôi (ngôi 1) => nhà vua (ngôi 3) đây => lược bỏ vua Quang Trung (ngôi 3) Chúa công => (ngôi 2) bây giờ => bấy giờ ? Khi chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp, chúng ta phải tuân thủ thao tác nào? - Bỏ dấu ngoặc kép và dấu hai chấm. - Chuyển ngôi kể thích hợp ( khi cần). - Thay đổi các từ ngữ định vị thời gian và địa điểm cho thích hợp. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT Hướng dẫn về nhà 1. Bài tập về nhà: Viết một đoạn văn ( chủ đề tự chọn), có sử dụng lời dẫn trực tiếp, sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp. 2. Dặn dò: Ôn bài chuẩn bị cho tiết 74: Kiểm tra tiếng Việt.
File đính kèm:
- ngu van 9 tiet 73 on tap TV.ppt