Bài giảng Tiết 70: Người kể chuyện trong văn bản tự sự

- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.

 

- Có 2 hình thức kể:

 

+ Kể theo ngôi thứ nhất.

 

+ Kể theo ngôi thứ ba.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 70: Người kể chuyện trong văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chúc các em có một giờ học bổ ích và lý thú ! Kiểm tra bài cũ: Ngôi kể là gì? Có mấy hình thức kể? Đáp án: Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Có 2 hình thức kể: + Kể theo ngôi thứ nhất. + Kể theo ngôi thứ ba. Tiết 70: Người kể chuyện trong văn bản tự sự I.Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự 1. Ví dụ: Đoạn trích ( SGK- tr.192 ) Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kỹ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi. Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà hoạ sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ? Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy. Chào anh. Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa Tiết 70: Người kể chuyện trong văn bản tự sự I.Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự 1. Đoạn trích ( Sgk tr.192 ) 2. Nhận xét a. Kể về cuộc chia tay giữa ba người: nhà hoạ sĩ , cô kỹ sư và anh thanh niên. b. Người kể vô nhân xưng không xuất hiện trong câu chuyện Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kỹ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi. Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà hoạ sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ? Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy. Chào anh. ( Theo Nguyễn Thành Long, “Lặng lẽ Sa Pa”) a. Kể về cuộc chia tay giữa ba người: nhà hoạ sĩ già, cô kỹ sư và anh thanh niên b. Người kể vô nhân xưng, không xuất hiện trong câu chuyện c. Lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh d. Căn cứ: + Chủ thể đứng ra kể câu chuyện + Đối tượng được miêu tả + Ngôi kể + Điểm nhìn và lời văn Tiết 70: Người kể chuyện trong văn bản tự sự I.Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự 1. Đoạn trích :( Sgk T192 ) 2. Nhận xét: 3. Kết luận – Ghi nhớ c- Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự: dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện được kể: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người, tả cảnh vật, đưa ra lời nhận xét, đánh giá về những điều được kể. a. Người kể chuyện là gì? - Là người đứng ra kể toàn bộ diễn biến câu chuyện được nhắc tới trong tác phẩm. b. Hình thức kể chuyện: - Kể theo ngôi thứ nhất: người kể xưng “tôi” - Kể theo ngôi thứ ba: người kể giấu mình nhưng lại có mặt khắp mọi nơi trong văn bản. III. Thực hành. 1. Đọc đoạn trích sau ( SGK tr.193) II. Luyện tập Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi. vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc,trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà. Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thủa còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khăp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. ( Nguyên Hồng - Trong lòng mẹ) 2.Trả lời câu hỏi a. So sánh 2 đoạn trích - Ưu điểm: Miêu tả được những diễn biến tâm lý phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”. Hạn chế: Không miêu tả được những diễn biến nội tâm của nhân vật “người mẹ”, tính khái quát không cao, lời văn đơn điệu. Người kể Ngôi kể Đoạn trích “ Trong lòng mẹ” Đoạn trích “ Lặng lẽ Sa Pa” 1. Người kể 2. Ngôi kể Nhân vật “tôi” Ngôi thứ nhất Ngôi thứ ba Vô nhân xưng b. Hãy chọn một trong ba nhân vật: (người họa sĩ già,anh thanh niên hoặc cô kỹ nông nghiệp) là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục 1 ( Lặng lẽ SaPa ) thành một đoạn khác sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất. Đoạn trích “ Lặng lẽ SaPa” Người kể chuyện là cô kỹ sư nông nghiệp Tôi giật mình khi nghe thấy tiếng chàng trai kêu to: “ Trời ơi, chỉ còn 5 phút”? Cuộc chia tay của chúng tôi đã đến rồi ư? Bỗng chàng trai chạy ra nhà sau rồi trở lại ngay với một cái làn trên tay. Hoạ sĩ già tặc lưỡi đứng dậy. Tôi cũng đứng lên. Chàng trai đến gần tôi, anh cầm chiếc khăn đưa cho tôi. Tôi bối rối, mặt nóng bừng. Tôi chìa bàn tay mình ra trước mặt anh. Anh nắm lấy bàn tay tôi . Và không hiểu sao tôi cảm thấy lòng mình xốn xang, hồi hộp lạ lùng? Tôi nắm bàn tay rắn rỏi của anh thì thầm: hẹn gặp lại anh nhé! Bài tập Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời em cho là đúng. Ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy... Vừa đến ngõ, ông lão đã lên tiếng: - Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào. Lũ trẻ ở trong nhà ùa ra, ông lão rút vội cái gói bọc lá chuối khô cho con bé lớn: - Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái. Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ. Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô: - Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết... Cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả. (Làng - Kim Lân) 1- Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? A- Lặng lẽ Sa Pa? B- Làng C- Người con gái Nam Xương 2- Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? A- Ngôi thứ nhất B- Ngôi thứ ba C- Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba 3- Ai là người kể chuyện trong đoạn trích trên? A- Ông Hai B- Bác Thứ C- Ông Chủ tịch D- Tác giả (người kể không xuất hiện) Tìm trong các văn bản đã học, đã đọc hai đoạn văn tự sự một đoạn kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo ngôi thứ ba Đoạn 1: Tôi đứng dậy, lấy chiếc khăn mặt ướt đưa cho em. Thuỷ lau nước mắt rồi soi gương, chải tóc. Anh em tôi dẫn nhau ra đường. Em nắm chặt tay tôi và nép sát vào như những ngày còn nhỏ. Chúng tôi đi chậm trên những con đường đất đỏ quen thuộc của thị xã quê hương. Đôi lúc đột nhiên em dừng lại mắt cứ nhìn đau đáu vào một gốc cây hay một mái nhà nào đó, toàn những cảnh quen thuộc trên con đường chúng tôi đã đi lại hàng nghìn lần từ tuổi ấu thơ. (Cuộc chia tay của những con búp bê - Ngữ văn 7 tập 1) Đoạn 2: Những đêm rừng nhìn trên võng, mắt chỉ thấy tấm ni lông nóc, lúc nhớ con anh cứ ân hận sao mình lại đánh con ... Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi ân hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng. Có cây lược anh càng mong gặp lại con. (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) Củng cố - hướng dẫn về nhà: Thế nào là người kể chuyện trong văn bản tự sự ? Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự ? Sưu tầm các đoạn văn tự sự ? Cho biết ngôi kể, người kể? Làm hoàn chỉnh bài tập SGK Soạn bài Chiếc lược ngà Chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em !

File đính kèm:

  • pptTiet 70 Nguoi ke chuyen trong van ban tu su(1).ppt