Tác giả: Nguyễn Thành Long
- Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ và ánh lên vẻ đẹp con người và mang ý nghĩa sâu sắc.
- Ông thường viết về công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc những năm 60-70 của thế kỷ XX.
- Văn ông có khả năng thanh lọc, làm trong sáng tâm hồn, khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống và những người xung quanh.
- Ngoài viết văn, ông còn viết báo, làm xuât bản và dịch một số TP nổi tiếng của văn học nước ngoài.
27 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 66. Lặng lẽ Sa pa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ: Phân tích tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu của mình theo giặc? Tiết 66. Lặng lẽ Sa pa Nguyễn Thành Long . Tác giả: Nguyễn Thành Long - Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ và ánh lên vẻ đẹp con người và mang ý nghĩa sâu sắc. - Ông thường viết về công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc những năm 60-70 của thế kỷ XX. - Văn ông có khả năng thanh lọc, làm trong sáng tâm hồn, khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống và những người xung quanh. - Ngoài viết văn, ông còn viết báo, làm xuât bản và dịch một số TP nổi tiếng của văn học nước ngoài. Nguyễn Thành Long (1925- 1991) Các tác phẩm của ông: + Bát cơm cụ Hồ (Bút kí - 1952) + Những tiếng vỗ cánh (Truyện 1967) + Giữa trong xanh (Tập truyện 1972) + Nửa đêm về sáng (Tập truyện 1978) Ruộng bậc thang ở Sa Pa Tãm t¾t văn bản: Trên chuyến xe từ Hà Nội đến Lào Cai, bác lái xe, ông họa sĩ lão thành và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ mới ra trường vui vẻ trò chuyện với nhau. Chiếc xe dừng lại 30 phút để lấy nước và hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó, bác lái xe giới thiệu với mọi người anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét.Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên. Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến. Từ khó: Sa Pa: một huyện thuộc tỉnh Lào Cai, nằm trong khu vực dãy núi Hoàng Liên Sơn, có thị trấn nghỉ mát Sa Pa nổi tiếng. Dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều dãy núi cao, trong đó có đỉnh Phan-xi-păng cao nhất nước ta (3 143 mét). Vật lý địa cầu: khoa học nghiên cứu những tính chất vật lý của trái đất và các quá trình vật lý xảy ra trong trái đất và khí quyển. Tam thất: cây dược liệu chỉ trồng được ở một số vùng núi cao, khí hậu mát, trồng lâu năm mới có củ, củ dùng làm thuốc bổ dưỡng và chữa bệnh. Máy nhật quang kí: máy đo cường độ ánh sáng mặt trời. Máy bộ đàm: máy liên lạc vô tuyến điện thoại loại nhỏ, có thể di chuyển dễ dàng. Bố cục: Đoạn 1: (Từ đầu-> anh ta kia) Vừa qua Sa Pa, xe dừng lại nghỉ lấy nước, bác lái xe giới thiệu với họa sỹ già và cô kỹ sư một trong những người cô độc nhất thế gian. Đoạn 2: (Tiếp theo … có vật gì như thế) Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên và bác họa sĩ, cô kĩ sư. Đoạn 3: (còn lại) Họ chia tay trong vương vấn. Tình huống truyện và chủ đề Tình huống truyện: cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m giữa núi rừng Sa Pa. Cuộc gặp gỡ bất ngờ ở nơi heo hút ấy đã để lại trong tâm tưởng mỗi người những tình cảm, ấn tượng tốt đẹp. Chủ đề: Truyện khắc hoạ thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. 2. Nhân vật anh thanh niên. a. Hoàn cảnh sống và làm việc. Anh thanh niên 27 tuổi, có tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ, tình nguyện lên sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m không một bóng người và trở thành một trong những người cô độc nhất thế gian. Anh lµm c«ng t¸c khÝ tîng kiªm vËt lý ®Þa cÇu, suèt ngµy chØ ®o giã, ®o ma, ®o n¾ng, tÝnh m©y, ®o chÊn ®éng mÆt ®Êt, dù vµo viÖc b¸o tríc thêi tiÕt hµng ngµy. C«ng viÖc ®ßi hái ph¶i rÊt tû mû vµ chÝnh x¸c. Đèi víi ngêi thanh niªn 27 tuæi, c«ng viÖc ®ã dÔ g©y c¶m gi¸c buån ch¸n vì nã qu¸ ®¬n ®iÖu, lÆp ®i, lÆp l¹i hµng ngµy. Một hình ảnh về nghề khí tượng Máy đo mưa của trạm khí tượng 2. Nhân vật anh thanh niên. b. Những phẩm chất tốt đẹp. Say mê với nghề, hiểu được ý nghĩa công việc anh làm có góp phần vào công việc chung của đất nước. Có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về cuộc sống và công việc. Tìm thấy nguồn vui trong công việc: + Yêu sách và rất ham đọc sách + Biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, chủ động: đọc sách, chăm hoa, nuôi gà, tự học... Tính tình và phong cách: cởi mở, chân thành, hiếu khách, khiêm tốn, thành thực. 3. Các nhân vật phụ a. Nhân vật ông hoạ sĩ (nhà văn ẩn mình) xúc động và bối rối bằng sự từng trải nghề nghiệp và khao khát của người nghệ sĩ sáng tạo đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã cảm nhận được chính anh là đối tượng ông cần và là nguồn khơi gợi sáng tác ông cảm thấy nhọc vì những điều anh nói thổi bùng ngọn lửa đam mê công việc như thời trai trẻ và ý tưởng đưa anh vào sáng tác cần nhọc công rất nhiều. b. Nhân vật cô kĩ sư Là cô gái hồn nhiên, kín đáo. Bàng hoàng hiểu thêm về cuộc sống, về con đường mà cô đã lựa chọn. => Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác. c. Bác lái xe. Rất sôi nổi, là người làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. => Nhân vật bác lái xe, cô kĩ sư góp phần làm nổi bật nhân vật anh TN thêm sinh động. d. Các nhân vật gián tiếp Anh bạn ở trạm khí tượng Phan-xi-păng. Ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa. Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. => Các nhân vật vắng mặt đã thể hiện phẩm chất con người Sa Pa say mê lao động, thầm lặng cống hiến. => Góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm, làm sáng đẹp và hoàn thiện hình tượng anh thanh niên. Phan Xi Păng là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" (3.143 m) thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, về phía tây nam thị trấn Sa Pa, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam được hình thành vào thời kỳ tân tiến tạo, kỷ Phấn Trắng - Đại Cổ Sinh cách ngày nay trên 100 triệu năm. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: xây dựng tình huống độc đáo cốt truyện đơn giản tạo tình huống tự nhiên, chọn ngôi kể và điểm nhìn trần thuật hợp lí... Nhân vật chính xuất hiện sau lời kể của nhân vật phụ. Lời văn kể chuyện trong sáng, trau chuốt, giàu chất thơ. Những đoạn tả cảnh thoáng, gọn làm nền cho Sa Pa lặng lẽ. Tên truyện cũng đầy chất thơ. III. Tổng kết 2. Nội dung: Ca ngợi những con người lao động trẻ tuổi, bình thường, lặng lẽ làm việc cho đất nước ở Sa Pa qua cuộc gặp gỡ với người thanh niên ở trạm khí tượng vật lí địa cầu. Luyện tập Truyện ngắn “LLSP” như một bài thơ giàu chất trữ tình. Vậy chất trữ tình đó được tạo bởi những yếu tố nào? Ngoài chất trữ tình, truyện còn hấp dẫn người đọc bởi những thành công nghệ thuật nào? Tại sao tất cả các nhân vật trong truyện, kể cả nhân vật anh thanh niên, đều không được đặt tên? Dặn dò Đóng vai cô kĩ sư kể lại đoạn cuối truyện “Lặng lẽ Sa Pa” Phân tích nhân vật anh thanh niên
File đính kèm:
- Lang le Sa Pa(1).ppt