Bài giảng tiết 62: Tìm hiểu về tiểu sử nhà thơ Tản Đà

- Vốn xuất thân nhà nho, sống giữa thời buổi Nho học đã tàn tạ, từng đi thi không đỗ, chuyển sang làm báo, viết văn thơ.

- Tính tình phóng khoáng, đa cảm, đa tình.

- Ông được xem là cái gạch nối, là nhịp cầu, là khúc nhạc dạo đầu cho phong trào Thơ mới lãng mạn những năm 30 của thế kỷ XX.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 62: Tìm hiểu về tiểu sử nhà thơ Tản Đà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tản đà (1889-1939) Những nét chính về tác giả Tản Đà: Vốn xuất thân nhà nho, sống giữa thời buổi Nho học đã tàn tạ, từng đi thi không đỗ, chuyển sang làm báo, viết văn thơ. Tính tình phóng khoáng, đa cảm, đa tình. Ông được xem là cái gạch nối, là nhịp cầu, là khúc nhạc dạo đầu cho phong trào Thơ mới lãng mạn những năm 30 của thế kỷ XX. Trong “Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh-Hoài Chân đã viết: “Tiên sinh đã cùng chúng tôi chia sẻ một nỗi khát vọng thiết tha, nỗi khát vọng thoát li ra ngoài cái tù túng, cái giả dối, cái khô khan của khuôn sáo. Đôi bài thơ của tiên sinh ra đời từ hơn 20 năm trước đã có một giọng phóng túng riêng. Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kì đang sắp sửa (…).Tiên sinh còn giữ được của thời đại trước cái cốt cách vững vàng, cái phong thái ung dung. Đời tiên sinh tuy bơ vơ, hồn tiên sinh còn có nơi nương tựa. Tiên sinh đã đi qua giữa cái hỗn độn của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX với tấm lòng bình thản của một người thời trước…” Muốn làm thằng cuội Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi! Trần thế em nay chán nửa rồi, Cung quế đã ai ngồi đó chửa? Cành đa xin chị nhắc lên chơi. Có bầu có bạn can chi tủi, Cùng gió, cùng mây thế mới vui. Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám, Tựa nhau trông xuống thế gian cười. (Tản Đà, Thơ Tản Đà, NXB Văn Học, Hà Nội,1982) Đặc điểm thơ thất ngôn bát cú Đường luật: Toàn bài có tám câu, mỗi câu bảy chữ. Gieo vần ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. Có phép đối ở giữa câu 3 với câu 4, câu 5với câu 6. Có luật bằng, trắc. Bố cục bốn phần: đề, thực, luận, kết. Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi! Trần thế em nay chán nửa rồi, Câu hỏi thảo luận Thi sĩ Tản Đà buồn, chán vì những lí do nào? Trả lời: Vì cuộc đời xấu xa. Vì chế độ thực dân nửa phong kiến ngột ngạt, thối nát, tù hãm. Vì công danh dở dang: “Tài cao, phận thấp, chí khí uất” Thi sĩ Xuân Diệu đã viết: “Có ai đã sống những ngày tháng u uất từ 1925 trở về đến 1935 chắc đều đã nhận thấy xã hội ta lúc đó sống trong một không khí tù hãm, u uất, phàm ai có đầu óc đều muốn thoát li, mà không thoát li cho nổi.” Cung quế đã ai ngồi đó chửa? Cành đa xin chị nhắc lên chơi. Có bầu có bạn can chi tủi, Cùng gió, cùng mây thế mới vui. Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám, Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Câu hỏi thảo luận Tiếng cười của Tản Đà có ý nghĩa gì? Trả lời: Cười vì đã thoát được cõi thế gian đáng buồn, đáng chán, được sống tự do, tự tại cùng thiên nhiên khoáng đạt. Nụ cười hài lòng sung sướng vừa hóm hỉnh, vừa siêu thoát lãng mạn vừa thấm đẫm hồn thơ nghệ sĩ rất ngông ngạo. Nụ cười mỉa mai, khinh bỉ cõi trần gian. Câu hỏi thảo luận Bài thơ đã thể hiện thành công bút pháp nghệ thuật nào? Từ nghệ thuật đó góp phần thể hiện nội dung gì? 1. Nghệ thuật: Lời thơ dung dị, trong sáng và gợi cảm. Giọng điệu tự nhiên, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, có nét phóng túng, ngông nghênh. Hình ảnh nhân hoá độc đáo. Cách bộc lộ thẳng thắn, trực tiếp. Vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. 2. Nội dung: Bài thơ là lời tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.

File đính kèm:

  • ppttiet 62.ppt
Giáo án liên quan