Câu ca dao đã dùng kết hợp hai biện pháp tu từ:
Điệp từ “còn” và chơi chữ bằng từ nhiều nghĩa “say sưa”
Nhờ đó mà chàng trai đã biểu hiện tình cảm của mình vừa mạnh mẽ vừa kín đáo.
17 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 59 tổng kết từ vựng luyện tập tổng hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiẾT 59 Tổng kết từ vựng Luyện tập tổng hợp Tháng 11/2013 …hoa vàng trải cuối trờihoa vàng thơm…hoa vàngthơm như hoa vàng thơmhoa vàng thơm vui lâu…. The gift for you ! KÍNH CHÀO CÁC THẦY CÔ ! CHÀO CÁC EM ! Kiểm tra bài cũ: 1/ Xác định và phân tích tác dụng của phép tu từ có trong ví dụ sau: Thà rằng liều một thân con Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây ( Truyện Kiều – Nguyễn Du) Hoa dù rã cánh chỉ cuộc đời Kiều tan nát khổ đau lá còn xanh cây Chỉ gia đình, người thân của Kiều và cuộc sống của họ được bình yên Tìm và nêu tác dụng của phép tu từ có trong câu ca dao sau: Còn trời còn nước còn non Còn cô bán rượu anh còn say sưa Câu ca dao đã dùng kết hợp hai biện pháp tu từ: Điệp từ “còn” và chơi chữ bằng từ nhiều nghĩa “say sưa” Nhờ đó mà chàng trai đã biểu hiện tình cảm của mình vừa mạnh mẽ vừa kín đáo. Còn còn Còn còn say sưa Tiêt 59 Tiếng Việt TỔNG KẾT TỪ VỰNG (LUYỆN TẬP TỔNG HỢP) Đọc 2 dị bản của câu ca dao sau: * Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. * Râu tôm nấu với ruột bù Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon. ? Cho biết trong trường hợp này, “gật đầu” hay “gật gù” thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt ? Vì sao ? Trả lời: -Gật đầu: cúi xuống rồi ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hoặc tỏ sự đồng ý. -Gật gù: gật nhẹ, nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng Từ “gật gù” biểu hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt : tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống. BT 2/ Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười sau đây: Chồng vừa ngồi xem bóng đá vừa nói: - Đội này chỉ có một chân sút, thành ra mấy lần bỏ lỡ cơ hội ghi bàn. Vợ nghe thấy thế liền than thở: - Rõ khổ ! Có một chân thì còn chơi bóng làm gì cơ chứ ! một chân sút Có một chân s Người chồng dùng từ “chân” theo nghĩa chuyển - phương thức hoán dụ (cả đội chỉ có một người giỏi sút bóng, ghi bàn ), còn người vợ thì lại hiểu theo nghĩa gốc nên không đúng vào nội dung giao tiếp. ? Xét theo phương châm hội thoại thì người vợ đã vi phạm phương châm nào ? => vi phạm PC quan hệ BT 3/ Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. ( Chính Hữu – Đồng chí) Các từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay Các từ được dùng theo nghĩa chuyển: vai (PT hoán dụ), đầu (PT ẩn dụ) BT4/ Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong đoạn thơ sau: Áo đỏ em đi giữa phố đông Cây xanh như cũng ánh theo hồng Em đi lửa cháy trong bao mắt Anh đứng thành tro em biết không? ( Vũ Quần Phương – Áo đỏ) đỏ xanh hồng lửa cháy tro ánh - Các từ: đỏ, xanh, hồng => thuộc TTV “màu sắc” - Các từ: ánh, lửa, cháy, tro => thuộc TTV “lửa và những sự vật hiện tượng có quan hệ với lửa” Hai TTV này có quan hệ chặt chẽ với nhau để diễn tả nội dung: Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa. Ngọn lửa ấy lan tỏa trong người làm anh say đắm ngất ngây (có thể cháy thành tro) và không gian cũng biến sắc (cây xanh như cũng ánh theo hồng) Nhờ NT dùng từ, bài thơ đã xây dựng được hình ảnh chiếc áo đỏ gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng. BT5/ Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Ở đây, người ta gọi tên đất, tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xòa ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mâynhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứangáy nổi mẩn đỏ tấy lên; gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (Ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon). ( Đoàn Giỏi - ĐR PN ) ? Các sự vật hiện tượng trên được đặt tên theo cách nào ? (đặt từ ngữ mới để gọi riêng sự vật, hiện tượng đó hay dùng từ ngữ đã có sẵn theo một nội dung mới ) ? Các sự vật, hiện tượng đó(rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía) được gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên. Trong TV có rất nhiều từ như thế - Ví dụ: cà tím, cá kiếm, cà kìm, chè móc câu, chim lợn, chuột đồng, dưa bở, gấu chó, ớt chỉ thiên, ong ruồi, xe cút kít, cú mèo, rắn cạp nong, rắn lửa, rắn nước, chồn hôi, chồn hương, … ? Hãy tìm thêm những ví dụ về những sự vật hiện tượng được gọi tên dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng . BT6/ Truyện cười sau đây phê phán điều gì? Một ông sính chữ bất chợt lên cơn đau ruột thừa. Bà vợ hốt hoảng bảo con: - Mau đi gọi bác sĩ ngay ! Trong cơn đau quằn quại, ông ta vẫn gượng dậy nói với theo: - Đừng…đừng gọi bác sĩ, gọi cho bố đốc tờ ! (Theo Truyện cười dân gian) Trả lời: Truyện dùng tiếng cười phê phán thói thích dùng từ nước ngoài của một số người. Dặn dò: 1/ Về nhà tự giải lại từng bài tập và chép vào vở đầy đủ. 2/ Tự ôn tập lại toàn bộ các bài tiếng Việt đã học từ đầu HKI đến nay để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết mônTiếng Việt. 3/ Soạn bài ôn tập vào vở theo yêu cầu SGK Chào tạm biệt ! Gởi đến thầy cô một Ngày Nhà giáo Việt Nam hạnh phúc nhất ! Chúc các em học giỏi !
File đính kèm:
- TK từ vựng - LT tỏng hợp L9.ppt