Bài giảng Tiết 57: vào nhà ngục quảng đông cảm tác

Đỗ giải nguyên năm 33 tuổi.

+ Là một nhà yêu nước, nhà cách mạng, nhà thơ, nhà văn lớn.

+ Để lại sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ, gồm nhiều thể loại.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 57: vào nhà ngục quảng đông cảm tác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 57: vào nhà ngục quảng đông cảm tác Phan Bội Châu I/ đọc - hiểu chú thích 1/ Đọc: 2/ Chú thích: * Tác giả: Phan Bội Châu (1867- 1940), hiệu chính Sào Nam, quê Nghệ An. + Đỗ giải nguyên năm 33 tuổi. + Là một nhà yêu nước, nhà cách mạng, nhà thơ, nhà văn lớn. + Để lại sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ, gồm nhiều thể loại. * Tác phẩm: Văn bản Vào nhà ngục Quảng Đông là một bài thơ Nôm, trích trong tác phẩm “ Ngục trung thư” (1914). * Từ khó:( SGK). ? Dựa vào kiến thức đã học hãy gọi tên thể thơ của văn bản này ? * Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. ? Hãy thuyết minh ngắn gọn đặc điểm của thể thơ này trên các phương diện: + Số câu trong bài, số tiếng trong câu ? + Cách hiệp vần ? + Phép đối ? + Bố cục bài ? đáp án: + Văn bản gồm 8 câu, mỗi câu có 7 tiếng. + Vần bằng, vần hiệp ở các tiếng cuối của câu 1,2,4,6,8 (lưu- tù- châu- thù- đâu). + Hai cặp câu 3+4; 5+6 đối nhau. + Bố cục: Đề- Thực- Luận- Kết. ? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì ? A - Tự sự B - Miêu tả C - Biểu cảm D - Thuyết minh C Ii/ đọc – hiểu văn bản 1/ Hai câu đề: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù. -> Tiểu đối, điệp từ: “vẫn” biểu lộ lòng tự hào, khẳng định một nhân cách cao đẹp hào kiệt, phong lưu. -> Cách nói đùa vui, hóm hỉnh coi nhà tù là nơi tạm dừng, tạm nghỉ. => Biểu thị cốt cách kẻ sĩ anh hùng. 2/ Hai câu thực: Đã khách không nhà trong bốn biển, Lại người có tội giữa năm châu. -> Ngôn ngữ thơ cân xứng, nghệ thuật đối. => Tâm hồn cao đẹp, giàu đức hy sinh, xả thân vì độc lập tự do cho Tổ quốc. 3/ Hai câu luận: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù. -> Nói quá, các động từ gợi tả, nghệ thuật đối. => Hình ảnh một đấng nam nhi, một trang anh hùng, một bậc trượng phu hào kiệt, trong tù đày vẫn lạc quan ngạo nghễ. 4/ Hai câu kết: Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu. -> Lời thơ dõng dạc, dứt khoát, điệp từ còn, hai vế tiểu đối. => Khẳng định còn sống còn chiến đấu, còn tin tưởng lạc quan, ý chí chiến đấu sắt son của người tù cách mạng. Iii/ Tổng kết 1/ Ghi nhớ: Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã thể hiện phong thái ung dung đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. 2/ Luyện tập: ? Mục đích chính của Phan Bội Châu khi viết bài thơ này là gì ? A- Thể hiện lòng yêu nước tha thiết. B- Thể hiện khát vọng tự chủ. C- Thể hiện ý chí chiến đấu bền bỉ kiên cường và tinh thần lạc quan cách mạng. D- Cả 3 ý trên. D

File đính kèm:

  • pptVao nha nguc Quang Dong cam tac(3).ppt
Giáo án liên quan