Bài giảng Tiết 55: Điệp ngữ

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

Cục cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

 

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

 

ppt20 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 55: Điệp ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 55 VD 1: Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ Cục cục tác cục ta Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác ổ trứng hồng tuổi thơ VD 2: Dưới bóng tre của ngàn xưa thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh từ lâu người Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. (Thép Mới) VD3: Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều (Đỗ Trung Quân) Cấu tạo của điệp ngữ là 1 từ Điệp ngữ là 1 cụm từ là 1 câu là 1 đoạn Câu hỏi thảo luận(nhóm 4, 3 phút) Trong 2 đoạn văn sau có những từ ngữ nào được lặp lại? Việc lặp lại các từ ngữ ấy có phải là điệp ngữ không? Vì sao? Đoạn văn 1 Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa thược dược. Em trồng hoa hồng. Em trồng cả hoa lay ơn nữa. Đoạn văn 2 Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ: - Đi thôi con. Đoạn văn 1: Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa thược dược. Em trồng hoa hồng. Em trồng cả hoa lay ơn nữa.  Lặp lại từ ngữ làm cho đoạn văn trở nên rườm rà, tạo cảm giác đơn điệu Lỗi lặp Đoạn văn 2: Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ: - Đi thôi con.  từ ngữ được lặp lại làm cho các câu văn liên kết với nhau chặt chẽ  Phép lặp - Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa hương em, thương em, thương em biết mấy - Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai - Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ Cục cục tác cục ta Nghe xao động nắng trưa Nghe gọi về tuổi thơ ? Tìm điệp ngữ trong các câu trên và nhận xét về vị trí các điệp ngữ. Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa Thương em, thương em, thương em biết mấy -Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai - Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ Cục cục tác cục ta Nghe xao động nắng trưa Nghe gọi về tuổi thơ Các dạng điệp ngữ Nối tiếp Chuyển tiếp Cách quãng -Tạo ấn tượng mới mẻ -Có tính tăng tiến Làm câu thơ tuôn trào như đợt sóng Gây ấn tượng nổi bật. -Làm nổi bật ý - Gây cảm xúc mạnh Tìm điệp ngữ trong các câu sau, chỉ rõ đó là dạng điệp ngữ nào và cho biết tác dụng? Vậy mà giờ đây anh em tôi sắp phải xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. Điệp ngữ xa nhau: điệp ngữ cách quãng một giấc mơ thôi: điệp ngữ chuyển tiếp Tác dụng Diễn tả nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái thất vọng bơ vơ của người anh, đồng thời thể hiện nỗi khát vọng về sự xum họp Tình cảm anh em chân thành, sâu nặng. Điệp ngữ Khái niệm Tác dụng Cấu tạo Các dạng điệp ngữ Tìm điệp ngữ trong những câu sau đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề Trông trời trông đất trông mây Trông mưa , trông gió, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề Trông trời trông đất trông mây Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng Điệp từ trông được nhắc lại 9 lần: thể hiện nỗi lo lắng nhiều bề và sự cầu mong mưa thuận gió hoà của người nông dân trong công việc cày cấy. góp phần tạo nên âm điệu thiết tha đằm thắm của bài ca dao. Cho hai câu thơ sau: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Tìm điệp ngữ trong câu thơ trên và nêu rõ tác dụng Điệp ngữ :từ lồng Tác dụng: vừa có giá trị nhân hoá vừa có giá trị tạo hình làm cho cảnh vật có đường nét, có tầng bậc, hình ảnh đan lồng, lung linh,giao hoà, quấn quýt. Viết một đoạn văn 5 câu về chủ đề mùa thu trong đó có sử dụng điệp ngữ. - Học sinh làm ra phiếu bài tập

File đính kèm:

  • pptTiet 55 Diep ngu (1).ppt
Giáo án liên quan