I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp học sinh:
- Nắm được những đặc điểm của những thể loại truyện dân gian đã học và so sánh đặc điểm của các thể loại ấy cho nhau.
- Kể và hiểu được nội dung, ý nghĩa của các truyện đã học.
II. YÊU CẦU CỦA BÀI DẠY:
1. Về kiến thức của học sinh:
* Giúp học sinh:
- Nắm vững đặc điểm các thể loại truyện dân gian đã học.
- Kể và hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện
- Hiểu rõ tiêu chí phân loại các loại truyện cổ dân gian, nắm vững đặc điểm từng thể loại cụ thể về nội dung tư tưởng, về hình thức nghệ thuật.
- Biết cách vận dụng kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo các loại truyện cổ dân gian theo các vai kể khác nhau.
2. Trang thiết bị- đồ dùng dạy học:
- Máy tính
- Máy chiếu hắt
- Máy chiếu đa năng
5 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 54, 55: Ôn tập truyện dân gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs thượng thanh môn học: ngữ văn khối lớp: 6
Họ và tên giáo viên: Hoàng Văn Tạ Ôn tập truyện dân gian
Tiết 54+55
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Nắm được những đặc điểm của những thể loại truyện dân gian đã học và so sánh đặc điểm của các thể loại ấy cho nhau.
- Kể và hiểu được nội dung, ý nghĩa của các truyện đã học.
II. YÊU CầU CủA BàI DạY:
về kiến thức của học sinh:
* Giúp học sinh:
- Nắm vững đặc điểm các thể loại truyện dân gian đã học.
- Kể và hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện
- Hiểu rõ tiêu chí phân loại các loại truyện cổ dân gian, nắm vững đặc điểm từng thể loại cụ thể về nội dung tư tưởng, về hình thức nghệ thuật.
- Biết cách vận dụng kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo các loại truyện cổ dân gian theo các vai kể khác nhau.
2. Trang thiết bị- đồ dùng dạy học:
- Máy tính
- Máy chiếu hắt
- Máy chiếu đa năng
III.Chuẩn bị cho bài giảng:
1. GV: soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ ,giáo án điện tử
2. HS: soạn bài đầy đủ
IV. nội dung và Tiến trình bài dạy.
* ổn định lớp.Kiểm tra sĩ số lớp
* Kiểm tra bài cũ( 5 phút) : Kiểm tra phần chuẩn bị ôn tập của học sinh.
* Bài mới:
Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị bài ở nhà, giáo viên cho các em tiến hành thảo luận, phát biểu, bổ sung. Sau đó học sinh tự chỉnh sửa vào phần mình đã chuẩn bị. (Câu 1,2).
1) Các truyện dân gian đã học.
1) Truyền thuyết: (5 Văn bản).
- Con Rồng cháu Tiên.
- Bánh chưng, bánh giầy
- Thánh Gióng.
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Sự tích hồ gươm.
3) Ngụ ngôn: (4 văn bản)
- ếch ngồi đáy giếng.
- Thầy bói xem voi.
- Đeo nhạc cho mèo.
- Chân, tay, …
2) Cổ tích: (5 văn bản).
- Sọ Dừa.
- Thạch Sanh.
- Em bé thông minh.
- Cây bút thần.
- Ông lão đánh cá và con cá vàng.
4) Truyện cười: (2 văn bản).
- Treo biển.
- Lợn cưới áo mới.
2) Những đặc điểm tiêu biểu của các thể loại trong truyện dân gian đã học.
?. Nội dung chung của 4 thể loại là gì?
(Là truyện kể dân gian có tình tiết, cốt truyện, nhân vật – Phương thức tự sự).
?. Nét NT nổi bật của cả 4 thể loại?
(Xây dựng tình tiết, cốt truyện, tình huống truyện).
?. ý nghĩa của 4 thể loại?
( Sống tốt đẹp, có tình người).
Thể loại
Đặc điểm
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ Ngôn
Truyện cười
Nội dung
Là truyện kể về những nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ.
Là truyện kể về những cuộc đời, số phận của một số nhân vật (mồ côi, dũng sỹ…) để nói lên mơ ước của nhân dân
Là truyện mượn truyện loài vật, đồ vật hay của chính con người để nói bóng gió chuyện con người nhằm khuyên nhủ.
Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm mua vui hoặc phê phán, châm biếm.
Nghệ thuật
- Có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử.
- Nhiều chi tiết tưởng tượng hoang đường.
- Nhiều chi tiết tưởng tượng hoang đường kỳ ảo.
- Tình tiết XD phù hợp từng kiểu nhân vật.
Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý.
- Có kết cấu ngắn gọn, triết lý sâu xa
- Kết cấu ngắn gọn, tình huống bất ngờ, yếu tố gây cười.
ý nghĩa
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân trong các sự kiện và nhân vật lịch sử (Người nghe tin là câu chuyện có thật)
Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân vật về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện (Người kể, nghe tin là truyện không có thật).
Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống.
Gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu, từ đó hướng người ta tới cái đẹp.
3) So sánh thể loại truyền thuyết và cổ tích.
a) Giống nhau:
- Đều có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo.
- Có nhiều chi tiết theo mô típ: Sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có tài năng phi thường.
b) Khác nhau:
- Về nội dung, ý nghĩa.
4) So sánh thể loại ngụ ngôn và truyện cười.
a) Giống nhau:
- Cùng có yếu tố gây cười, có bài học, kết cấu ngắn gọn.
b) Khác nhau:
- Nội dung, ý nghĩa.
5) luyện tập:
Bài tập 1: Viết kết truyện mới cho văn bản : “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”
Bài tập 2: Sinh hoạt nhóm: Kể chuyện dân gian.
+ Nhóm 1, 2 Truyện: “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”
+ Nhóm 3, 4 Truyện: “ Bánh Chưng, bánh Giày”
6) Hướng dẫn về nhà.
- Ôn tập truyện dân gian
- Chuẩn bị bài tập tiếp theo.
V. Nguồn tài liệu tham khảo:
- Sách giáo viên ngữ văn lớp 6 – tập 1
- Thiết kế bài giảng ngữ văn 7- tập 1
- Thư viện điện tử
VI. Phân tích lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy:
CNTT đã hỗ trợ cho việc dạy học trở nên sinh động,dễ dàng hơn với nhiều kênh hình ảnh minh hoạ, và bảng phụ khoa học hợp lý.
CNTT cũng mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian trong giờ dạy vì đã được chuẩn bị chu đáo tại nhà, Học sinh thích và rất hứng thú tham gia vào bài học. Vì vậy mà hiệu quả của giờ dạy cũng cao hơn.
Ngày……tháng……năm 2009
Xác nhận của nhà trường NGười soạn
Hoàng Văn Tạ
File đính kèm:
- Van hoc dan gian.doc
- Van hoc dan gian.ppt