Tương tự như cân đĩa, nếu ban đầu ta có 2 số bằng nhau, kí hiệu: a = b ta được một đẳng thức. Mỗi đẳng thức có hai vế, vế trái là biểu thức ở bên trái dấu "=", vế phải là biểu thức ở bên phải dấu bằng.
22 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 53: quy tắc chuyển vế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Trần Thị BìnhTrường THCS Trung Nghĩa Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Tìm x, biết: x - 2 = - 6 Đáp án: x - 2 = - 6 x = - 6 + 2 x = - 4 Tiết 53: Quy tắc chuyển vế 1. Tính chất của đẳng thức Tương tự như cân đĩa, nếu ban đầu ta có 2 số bằng nhau, kí hiệu: a = b ta được một đẳng thức. Mỗi đẳng thức có hai vế, vế trái là biểu thức ở bên trái dấu "=", vế phải là biểu thức ở bên phải dấu bằng. a = b Nếu coi hai cân đĩa trong hình vẽ là hai vế của một đẳng thức thì ta rút ra tính chất gì của đẳng thức ? a = b => a + c = b + c => a = b a + c = b + c a = b => b = a Tiết 53: Quy tắc chuyển vế Tính chất của đẳng thức Nếu a = b thì a + c = b + c Nếu a + c = b + c thì a = b Nếu a = b thì b = a Ví dụ Tìm số nguyên x, biết: x - 2 = - 3 Giải: x - 2 = - 3 x - 2 + 2 = - 3 + 2 x = -3 + 2 x = - 1 Làm thế nào để vế trái chỉ còn x? ? Tìm số nguyên x, biết: x + 4 = - 2 Giải: x + 4 = - 2 x+ 4 - 4 = - 2 - 4 x = - 2 - 4 x = - 6 Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức ta làm như thế nào? Tiết 53: Quy tắc chuyển vế Tính chất của đẳng thức Nếu a = b thì a + c = b + c Nếu a + c = b + c thì a = b Nếu a = b thì b = a Ví dụ 3. Quy tắc chuyển vế Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu “+” đổi thành dấu “-” và dấu “-” đổi thành dấu “+”. Bài tập: Tìm số nguyên x, biết: x - 5 = -12 x - (-7) = 3 Giải x - 5 = - 12 x = - 12 + 5 x = - 7 b) x - (-7) = 3 x + 7 = 3 x = 3 - 7 x = - 4 Tiết 53: Quy tắc chuyển vế Tính chất của đẳng thức Nếu a = b thì a + c = b + c Nếu a + c = b + c thì a = b Nếu a = b thì b = a Ví dụ 3. Quy tắc chuyển vế Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu “+” đổi thành dấu “-” và dấu “-” đổi thành dấu “+”. Hoạt động nhóm Tìm số nguyên x, biết: Nhóm 1, 2: a) x + 8 = (-5) + 4 Nhóm 3, 4: b) 7 - x = 8 - (-7) Nhóm 5, 6: c) x - 8 = (-3) - 8 Đáp án: x + 8 = (-5) + 4 x + 8 = - 1 x = - 1 - 8 x = -9 7 - x = 8 - (-7) 7 - x = 15 x = 7 - 15 x = - 8 x - 8 = (-3) - 8 x - 8 = - 11 x = - 11 + 8 x = - 3 Tiết 53: Quy tắc chuyển vế Tính chất của đẳng thức Nếu a = b thì a + c = b + c Nếu a + c = b + c thì a = b Nếu a = b thì b = a Ví dụ 3. Quy tắc chuyển vế * Quy tắc: Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu “+” đổi thành dấu “-” và dấu “-” đổi thành dấu “+”. Gọi x là hiệu của a và b. Ta có: x = a - báp dụng quy tắc chuyển vế: x + b = a Ngược lại, nếu có: x + b = a theo quy tắc chuyển vế thì x = a – b Nhận xét: Vậy hiệu a - b là 1 số x mà khi lấy x cộng với b sẽ được a, hay có thể nói: phép trừ là phép toán ngược của phép cộng. - Học thuộc tính chất đẳng thức, quy tắc chuyển vế. - Làm bài tập: 62, 63, 64, 65, 66, 67 (SGK - Tr. 87) Hướng dẫn về nhà
File đính kèm:
- Quy tac chuyen ve(1).ppt