2.Tác phẩm:
Sáng tác đầu năm 1948
Được in trong tác phẩm “Đầu súng trăng treo”
II. Đọc –Hiểu VB:
1.Đọc- chú thích:
*Hướng dẫn đọc:
-Đọc với nhịp chậm để diễn tả cảm xúc lắng lại, dồn nén.
-Những câu có cấu trúc tương xứng-> nhấn giọng để làm nổi bật sự gần gũi, thống nhất cùng cảnh ngộ tâm trạng người lính.
-Ba dòng cuối -> nhịp chậm, giọng cao hơn nhằm khắc họa biểu tượng về người lính.
20 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 46: Đồng Chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG PHỔ THÔNG CẤP I-II VẠN THẠNH Giáo viên thực hiện LÊ THỊ MƠ Kính chào Các thầy cô Đến thăm lớp 9 Tiết 46: ĐỒNG CHÍ Chính Hữu I. Tác giả, tác phẩm : Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm? 1.Tác giả: -Tên khai sinh Trần Đình Đắc(1926-2007) quê Hà Tĩnh. -Hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. 2.Tác phẩm: Sáng tác đầu năm 1948 Được in trong tác phẩm “Đầu súng trăng treo” II. Đọc –Hiểu VB: 1.Đọc- chú thích: *Hướng dẫn đọc: -Đọc với nhịp chậm để diễn tả cảm xúc lắng lại, dồn nén. -Những câu có cấu trúc tương xứng-> nhấn giọng để làm nổi bật sự gần gũi, thống nhất cùng cảnh ngộ tâm trạng người lính. -Ba dòng cuối -> nhịp chậm, giọng cao hơn nhằm khắc họa biểu tượng về người lính. ĐỒNG CHÍ Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo 2.Bố cục Bài thơ được chia làm mấy phần và nội dung từng phần? -7 câu thơ đầu: cơ sở hình thành tình đồng chí -10 câu tiếp: biểu hiện và sức mạnh tình đồng chí -3 câu cuối: biểu tượng về tình đồng chí. 3. Phân tích: Cơ sở hình thành tình đồng chí cao đẹp( 7 câu đầu) Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu như thế nào về quê hương của những người lính? -> “ Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” Em hiểu gì về cụm từ “ nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá” ? -> “Nước mặn đồng chua”: Đất nhiễm mặn, nhiễm phè, độ PH cao. “Đất cày lên sỏi đá”: Vùng trung du, đất, đá, sỏi =>vùng đất xấu khó trồng trọt. Vậy em có nhận xét gì về nguồn gốc xuất thân của những người lính? -> Cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ, cùng chung giai cấp. Tình đồng chí nảy sinh và thắt chặt là do đâu? -> Cùng chung nhiệm vụ chiến đấu “ súng bên súng đầu sát bên đầu” và cùng chan hòa, chia sẻ mọi gian lao, khó nhọc “Đêm rét chung chăn”. Từ xa lạ -> quen nhau ->tri kỉ -> đồng chí. Nhận xét của em về dòng thơ thứ 7 ? -> “Đồng chí !” : chỉ với 1 từ cộng với dấu chấm than đã tạo nên một nốt vang như một sự phát hiện, lời khẳng định sự kết tinh tình cảm đồng thời như một bản lề kết nối 6 dòng đầu với 10 dòng tiếp. b.Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí (10 câu giữa): "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người trai làng ra lính Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh Sốt rung người vừng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” Nơi tiền tuyến, người lính nhớ về hậu phương qua những chi tiết nào? Em hiểu được gì qua tâm tư người lính và người bạn hậu phương? Hình ảnh “giếng nước gốc đa” trong bài sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của nó? "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người trai làng ra lính” -> Hình ảnh quen thuộc, nhân hóa thể hiện cùng chung nỗi niềm nhớ quê hương. Những khó khăn nào mà người lính đối mặt trong những câu thơ dưới đây? “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.” Chi tiết “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” gợi cho em suy nghĩ gì? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để diễn tả khó khăn của những người lính? Tác dụng của nghệ thuật ấy? -> Sốt rét rừng, thiếu thốn về quân phục. Hình ảnh rất thực, gợi cảm, câu thơ sóng đôi, đối xứng thể hiện rõ sự gắn bó, chia sẻ, bất chấp gian khổ, thiếu thốn. Nhưng nổi bật lên là nghị lực, lạc quan, tình cảm gắn bó sâu nặng. Đó chính là sức mạnh vượt qua tất cả. c.Biểu tượng về người lính: “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo” Phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của các hình ảnh thơ trong 3 câu thơ cuối? ->Đó là hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, bức tranh đẹp về tình đồng chí, biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ Câu hỏi thảo luận: Bài thơ viết về tình đồng đội của ngững người lính nhưng tại sao tác giả lại đặt tên bài thơ là đồng chí? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa bài thơ? -> Nghệ thuật: +Ngôn ngữ thơ bình dị, thể hiện tình cảm chân thành. +Tả thực kết hợp lãng mạn, hình ảnh thơ đẹp, ý nghĩa biểu tượng. -> Ý nghĩa: Ngợi ca tình đồng chí cao đẹp giữa những người lính trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. (Ghi nhớ: sgk/ 132) 4. Củng cố: Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ? -> Nông dân áo vải, đối mặt với nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng vẫn lạc quan yêu đời, đoàn kết yêu thương nhau là sức mạnh vượt lên hoàn cảnh như Bác Hồ đã dạy: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công. 5. HDVN: Bài cũ: Học thuộc lòng bài thơ. Học thuộc vở ghi. Bài mới: Soạn bài: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: +Tìm hiểu tác giả- tác phẩm +Nhan đề bài thơ +Hình ảnh độc đáo trong bài thơ +Trả lời những câu hỏi sgk + So sánh hình ảnh người lính trong bài “ Đồng chí” và bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
File đính kèm:
- dong chi.ppt