Bài giảng Tiết 45 tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ?

 

Từ Mặt trời thứ hai trong câu thơ sau có phải là hiện tượng chuyển nghĩa của từ không ? Vì sao ?

 

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

 

 

 

ppt19 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 45 tổng kết về từ vựng (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨ Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Từ Mặt trời thứ hai trong câu thơ sau có phải là hiện tượng chuyển nghĩa của từ không ? Vì sao ? Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. V) Từ đồng âm: 1.Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. VD: cái bàn- bàn bạc 2.Phân biệt từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm: từ nhiều nghĩa từ đồng âm: - một từ có chứa nhiều nét nghĩa khác nhau - hai hoặc nhiều từ có nghĩa rất khác nhau - Các nghĩa có quan hệ với nhau dựa trên cơ sở chung nào đó - Các nghĩa của từ khác xa nhau, không có quan hệ với nhau. V) Từ đồng âm: 3.Bài tập : Bài 1: Từ “xuân” trong 2 ví dụ sau đây là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? a. Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non. b. Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. ( Truyện Kiều – Nguyễn Du) Xuân => từ nhiều nghĩa V) Từ đồng âm: 3.Bài tập : Bài 2. Trong hai trường hợp (a) và (b), trường hợp nào có hiện tượng đồng âm, trường hợp nào có hiện tượng nhiều nghĩa ? a. Từ lá trong: Khi chiếc lá xa cành Lá không còn màu xanh Mà sao em xa anh Đời vẫn xanh rời rợi Và trong : Công viên là lá phổi của thành phố. b. Từ đường, trong : Đường ra trận mùa này đẹp lắm Và trong : Ngọt như đường V) Từ đồng âm: 3.Bài tập : Bài 2: a) Lá(1)  nghĩa gốc. Lá(2) phổi  nghĩa chuyển  hiện tượng chuyển nghĩa của từ. b) Đường  hiện tượng đồng âm. Đường(1) con đường. Đường(2) dùng để ăn. VI) Từ đồng nghĩa: 1.Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau VD: hi sinh- chết; máy bay- phi cơ VI) Từ đồng nghĩa: 2.Bài tập : Bài 1.Chọn cách hiểu đúng trong cách hiểu sau : a. Đồng nghĩa là hiện tượng chỉ có trong một số ngôn ngữ trên thế giới. b. Đồng nghĩa bao giờ cũng là quan hệ giữa nghĩa hai từ, không có quan hệ giữa ba hoặc hơn ba từ. c. Các từ đồng nghĩa với nhau bao giờ cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau. d. Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế cho nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng. VI) Từ đồng nghĩa: 2.Bài tập : Bài 2. Đọc câu sau: “Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp” ( Hồ Chí Minh – Di chúc) Cho biết dựa trên cơ sở nào, từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào? Trả lời: Từ xuân có thể thay thế từ tuổi trong câu trên. Vì từ xuân có ý chỉ một năm = 1 tuổi của con người. - Vậy thay thế tạo cho câu văn không bị trùng lặp, đồng thời tạo sự lạc quan cho người viết. VII) Từ trái nghĩa: 1.Khái niệm: Là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: trong – ngoài, trên – dưới, … 2.Bài tập : 2. Bài tập. (THẢO LUẬN NHÓM) Bài 1. Điền các cặp từ sau vào bảng cho dưới: Ông – bà, xấu – đẹp, xa – gần, voi – chuột, thông minh – lười biếng, chó – mèo, rộng – hẹp, giàu – nghèo. Cặp từ trái nghĩa Cặp từ không trái nghĩa Xấu - Đẹp Xa - Gần Rộng - Hẹp Giàu - Nghèo Ông - Bà Voi - Chuột Thông minh - Lười biếng Chó - Mèo Bài 2*. Sắp xếp các cặp từ trái nghĩa sau đây vào bảng : sống – chết, yêu – ghét, chẵn – lẻ, cao – thấp, chiến tranh – hoà bình, già – trẻ, nông – sâu, giàu – nghèo. Gợí ý: có thể xếp những cặp từ trái nghĩa thành hai nhóm: Nhóm 1: không phải cái này thì cái kia, không có điều thứ ba xảy ra. Nhóm 2: Không cái này cũng không cái kia nghĩa là còn có điều thứ ba. Nhóm 1 Sống – chết Chẵn – lẻ Chiến tranh – hoà bình Nhóm 2 Yêu – ghét Cao – thấp Già – trẻ Nông – sâu Giàu – nghèo VIII) Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: 1.Khái niệm: - Nghiã của từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ khác.Một từ được coi là có nghĩa rộng hơn khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của từ khác, và ngược lại. 2. Bài tập. Bài 1.Hoàn thành sơ đồ sau và giải thích dựa theo cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ Từ( Xét về đặc điểm cấu tạo) Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy Đẳng lập Chính phụ Hoàn toàn Bộ phận Láy âm Láy vần IX) Trường từ vựng: 1.Khái niệm: Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 2.Bài tập : Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách vận dụng từ ở đoạn trích sau: “ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu” Từ “Tắm” và từ “bể” là trường từ vựng. - Tác dụng: hình dung ra tính tàn khốc của các thủ đoạn đàn áp Cách mạng nước ta của thực dân Pháp. Hãy liệt kê lại các từ vựng đã được tổng kết? 1. Từ đơn và từ phức. 2. Nghĩa của từ. 3. Thành ngữ. 4.Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 5. Từ đồng âm. 6. Từ đồng nghĩa. 7. Từ trái nghĩa. 8. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 9. Trường từ vựng. CỦNG CỐ DẶN DÒ Hoàn tất các bài tập vào vở bài tập. Soạn bài : - “Đồng chí” và “Bài thơ tiểu đội xe không kính”

File đính kèm:

  • ppttong ket tu vung tt.ppt