Bài giảng Tiết 42 chương trình địa phương phần văn

Thần thoại :

- Phổ biến nhất là thần thoại về ông Khổng Lồ, đó là Nguyễn Minh Không – Quốc sư triều Lý.

* Truyền thuyết :

- Các truyền thuyết về chống ngoại xâm .

- Các truyền thuyết về nhân vật anh hùng .

* Cổ tích :

- Câu chuyện tưởng tượng về một số nhân vật quen thuộc : dũng sĩ, người mồ côi, thông minh

* Ngụ ngôn

* Giai thoại và truyện cười

* Truyện thơ :

- Các nhân vật lịch sử hoặc một hiện tượng, sự kiện xã hội.

* Ca dao dân ca

* Tục ngữ

* Đồng dao

 

ppt12 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 42 chương trình địa phương phần văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42 Chương trình địa phương Phần Văn 1. Văn học dân gian * Thần thoại : - Phổ biến nhất là thần thoại về ông Khổng Lồ, đó là Nguyễn Minh Không – Quốc sư triều Lý. * Truyền thuyết : - Các truyền thuyết về chống ngoại xâm . - Các truyền thuyết về nhân vật anh hùng . * Cổ tích : - Câu chuyện tưởng tượng về một số nhân vật quen thuộc : dũng sĩ, người mồ côi, thông minh … * Ngụ ngôn * Giai thoại và truyện cười * Truyện thơ : Các nhân vật lịch sử hoặc một hiện tượng, sự kiện xã hội. * Ca dao dân ca * Tục ngữ * Đồng dao 2. Văn học Trung đại * Hoàn cảnh ra đời : Xuất hiện vào thế kỷ thứ X (968) khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thu non sông về một mối. * Thể loại : Kệ, từ, kí, luận, thơ … * Các tác giả - tác phẩm tiêu biểu : Cột kinh Đinh Liễn (Đinh Liễn) Núi Dục Thuý (Trương Hán Siêu) Dư địa chí khảo biên (Nguyễn Tử Mẫn) Ngoài ra còn có một số danh nhân khác : Ninh Tốn, Phạm Thận Duật, Vũ Phạm Khải … 3. Văn học hiện đại * VH Ninh Bình từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng Tháng Tám 1945. Trước 1930, xuất hiện một số cụ đồ Nho sáng tác thơ ca yêu nước. Từ 1930, cùngvới sự phát triển của cách mạng, thơ văn yêu nước đã trở thành công cụ tuyên truyền đặc biệt là những sáng tác thơ ca ra đời ở chiến khu cách mạng Quỳnh Lưu. * VH Ninh Bình từ cách mạng Tháng Tám đến nay. -Tập trung vào hai đề tài lớn : Tổ quốc và CNXH. -Thể loại : phong phú và đa dạng (thơ, truyện ngắn, ký, tiểu thuyết, tản văn …) -Tác giả : Tạ Hữu Yên, Mai Ngọc Uyển, Lâm Xuân Vi, Kao Sơn, Bình Nguyên, Thanh Thản … Văn bản : Chợ Cát (Bình Nguyên) Vẫn là sương gió ngày xưa Vẫn là tiếng của nắng mưa đồng làng Bao nhiêu cái phận mỏng tang Bấy nhiêu cái vội cái vàng trao nhau Sơn hào hải vị gì đâu Mà sao kẻ trước người sau ngọt lời Bày ra những thứ vàng mười Răng đen ngồi cạnh bên người tóc mun Cầm đồng xu lấm vị bùn Như cầm lên cái run run phận người Giới thiệu tác giả * Bình Nguyên tên thật là Nguyễn Đăng Hào, sinh năm 1959 tại Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Ông vào quân ngũ năm 1977. Hiện ông là chủ tịch hội văn học nghệ thuật Ninh Bình, hội viên hội nhà văn Việt Nam. * Những tác phẩm chính : Hoa thảo mộc (2001), Trăng đợi (2004), Đi về nơi không chữ (2006). Vẫn là sương gió ngày xưa Vẫn là tiếng của nắng mưa đồng làng Bao nhiêu cái phận mỏng tang Bấy nhiêu cái vội cái vàng trao nhau Sơn hào hải vị gì đâu Mà sao kẻ trước người sau ngọt lời Bày ra những thứ vàng mười Răng đen ngồi cạnh bên người tóc mun Cầm đồng xu lấm vị bùn Như cầm lên cái run run phận người. Phép so sánh Cầm đồng xu lấm vị bùn / cầm lên cái run run phận người “cái run run phận người là một tổ hợp từ cực kỳ sáng tạo, nhưng nó không được viết ra từ một trí óc thông minh và một bàn tay tài hoa mà nó được viết bằng một trái tim thổn thức! Đọc xong hai câu thơ ấy, bất giác lòng ta cảm thấy run run … trong một đồng cảm, đồng tình, đồng vọng”. (Trịnh Thanh Sơn) 1. Nội dung - Tình người sâu sắc của người dân ở vùng quê nghèo, vất vả, lam lũ, nhọc nhằn. - Cần trân trọng, gìn giữ những nét đẹp văn hoá của quê hương. 2. Nghệ thuật - Lời thơ thiết tha như lời kể, giãi bày tâm sự. - Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, gợi cảm - Sử dụng phép điệp ngữ, so sánh

File đính kèm:

  • pptday van dia phuong.ppt
Giáo án liên quan