Bài giảng Tiết 39: từ trái nghĩa

Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Từ đồng nghĩa là gì ? Tìm những từ đồng nghĩa trong các câu thơ, câu ca dao sau:

- Bác đã đi rồi, sao Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp,nắng xanh trời

-Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác - Lê - nin, thế giới Người Hiền

(Bác ơi! -Tố Hữu)

-Dòng sông bên lở bên bồi

Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 39: từ trái nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Từ đồng nghĩa là gì ? Tìm những từ đồng nghĩa trong các câu thơ, câu ca dao sau: - Bác đã đi rồi, sao Bác ơi! Mùa thu đang đẹp,nắng xanh trời… -Bác đã lên đường theo tổ tiên Mác - Lê - nin, thế giới Người Hiền… (Bác ơi! -Tố Hữu) -Dòng sông bên lở bên bồi Bên lở thì đục, bên bồi thì trong. (Ca dao) Tiết 39: Từ Trái nghĩa A. Bài học: I. Thế nào là từ trái nghĩa? 1. Ví dụ: Văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương. (Lí Bạch - Tương Như dịch) Văn bản: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Trẻ đi, già trở lại nhà, Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu. Gặp nhau mà chẳng biết nhau, Trẻ cười hỏi: “Khách từ đâu đến làng?” (Hạ Tri Chương - Trần Trọng San dịch) Nội dung hai bài thơ: Tình yêu quê hương thắm thiết, sâu nặng của tác giả. Ngẩng - Cúi Trẻ - Già Đi- lại Trái nghĩa hoạt động của đầu theo hướng lên xuống. Trái nghĩa mức độ của tuổi tác. Trái nghĩa về sự tự di chuyển dời khỏi nơi xuất phát hay quay trở lại nơi xuất phát. Hoạt động Tuổi tác Sự di chuyển (Chúng là hai cực đối lập của cùng cơ sở chung) Người tốt - Người xấu: Tính nết trái ngược Người xấu - Người đẹp: Hình dáng trái ngược Cơ sở chung Rau già - Rau non Cau già - Cau non 2. Ghi nhớ: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Lưu ý - Danh từ thường ít xảy ra hiện trượng trái nghĩa: Sách, vở, quần, áo.( Đó chỉ là những cái khác biệt không phải cái trái ngược) - Những từ gần nghĩa không phải là những từ trái nghĩa thật, đó là hiện tượng trái nghĩa giả: Vang dội - Bé nhỏ (Vang dội: hạn chế biểu vật). - Các cặp từ trái nghĩa thường có khả năng tổ hợp cú pháp giống nhau: Người cao - Người thấp Hàng thật - Hàng giả Nói thật - Nói dối II.Sử dụng từ trái nghĩa: 1. Ví dụ: Văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương. (Lí Bạch - Tương Như dịch) Văn bản: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Trẻ đi, già trở lại nhà, Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu. Gặp nhau mà chẳng biết nhau, Trẻ cười hỏi: “ Khách từ đâu đến làng?” (Hạ Tri Chương - Trần Trọng San dịch) - Gần nhà xa ngõ - Lên thác xuống ghềnh - Ba chìm bảy nổi (Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương) 2. Ghi nhớ: - Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, làm cho lời nói thêm sinh động. - Ngoài ra người ta có thể lợi dụng hiện tượng trái nghĩa để chơi chữ. Ví dụ: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non (Núi và Non đồng nghĩa; Già - Non trái nghĩa) VD: Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí, Sống, chẳng cúi đầu; chết, vẫn ung dung. Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng, Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo (Tố Hữu) B. Luyện tập: 1> Bài tập 1 Lành - Rách Giàu - Nghèo Ngắn - Dài Sáng - Tối 2> Bài tập 2: 2> Bài tập 2: Tìm các từ trái nghĩa với những từ in đậm trong các cụm từ sau đây - Cá ươn (khô) - Hoa héo (tàn) - Ăn khoẻ. - Học lực giỏi - Chữ đẹp - Đất tốt 3> Bài tập 3: 4> Bài tập 4: Đoạn văn: Quê hương! Hai tiếng thân thương ấy luôn in đậm trong lòng tôi. Quê hương trong tôi là hình ảnh những người dân chân lấm tay bùn, những con người dù có thể nghèo về vật chất nhưng lại giàu tình người. Các bạn biết không? Trong cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả nhưng họ luôn biết chia sẻ, với những nghĩa cử cao đẹp “Lá lành đùm lá rách” lúc vui lúc buồn có nhau, cùng giúp nhau vươn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. 5> Bài tập 5: Yêu cầu: Hãy tìm những câu tục ngữ, ca dao, thơ, văn có sử dụng từ trái nghĩa? Luật chơi: Có hai đội chơi mỗi đội cử đại diện viết trong vòng 5 phút đội nào viết được đúng nhiều hơn thì đội đó giành chiến thắng. 6> Bài tập 6: Trường hợp A đúng vì: Nếu dùng cặp từ trái nghĩa (Cao - hạ) để biểu thị mức độ hiểu biết thì không phù hợp. Kiến thức cần nhớ: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, làm cho lời nói thêm sinh động. Chú ý: Khi sử dụng từ trái nghĩa cần phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. Tránh lạm dụng khi không cần thiết. Hướng dẫn học bài ở nhà: Học thuộc lòng phần ghi nhớ Sưu tầm thêm những câu tục ngữ, ca dao, thơ, văn có sử dụng từ trái nghĩa. Tập viết những đoạn văn có sử dụng từ trái nghĩa. Chuẩn bị bài: “ Từ đồng âm “

File đính kèm:

  • pptTu trai nghia(11).ppt
Giáo án liên quan