Giống nhau:
- Phương thức biểu đạt : Văn tự sự hiện đại
- Thời gian ra đời: Trước Cách mạng tháng tám.
- Đề tài: Con người và cuộc sống xã hội đương thời.
- Chủ đề: Phản ánh số phận con người bị vùi dập.
- Giá trị:
+ Nhân đạo: Các tác phẩm đều chứa chan tinh thần nhân đạo, vừa tố cáo các thế lực xấu xa, tàn ác chà đạp con người vừa ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của họ đồng thời thương cho số phận những người nghèo khổ.
+ Hiện thực: Các tác phẩm đi sâu phản ánh chân thực mọi mặt của đời sống bằng bức tranh xã hội sinh động về số phận con người, bộ mặt tàn bạo của giai cấp phong kiến.
12 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 38 - Bài 10 ôn tập truyện kí Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 38 - Bài 10 Ôn tập truyện kí Việt Nam II. Những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của các tác phẩm “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” “Lão Hạc”. HS thảo luận nhóm 3 phút *Giống nhau: Phương thức biểu đạt : Văn tự sự hiện đại Thời gian ra đời: Trước Cách mạng tháng tám. Đề tài: Con người và cuộc sống xã hội đương thời. Chủ đề: Phản ánh số phận con người bị vùi dập. Giá trị: + Nhân đạo: Các tác phẩm đều chứa chan tinh thần nhân đạo, vừa tố cáo các thế lực xấu xa, tàn ác chà đạp con người vừa ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của họ đồng thời thương cho số phận những người nghèo khổ. + Hiện thực: Các tác phẩm đi sâu phản ánh chân thực mọi mặt của đời sống bằng bức tranh xã hội sinh động về số phận con người, bộ mặt tàn bạo của giai cấp phong kiến. * Khác nhau III. Luyện tập Bài 1:Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất Câu 1: Các tác phẩm Tôi đi học, Những ngày thơ ấu, Tắt đèn, Lão Hạc được sáng tác vào thời kì nào? 1900 – 1930 C. 1945 - 1954 1930 – 1945 D. 1955 – 1975 Câu 2: Nhận định sau ứng với nội dung chủ yếu của văn bản nào? “Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ đã được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự trân trọng của nhà văn.” Tôi đi học C. Trong lòng mẹ Tức nước vỡ bờ D. Lão Hạc Câu 3: Nhận xét “ Sử dụng thể loại hồi kí với lời văn chân thành, giọng điêụ trữ tình, thiết tha” ứng với đặc sắc nghệ thuật của văn bản nào? A. Trong lòng mẹ C. Tôi đi học B.Tức nước vỡ bờ D. Lão Hạc Bài 2: HS thảo luận nhóm 2 phút Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “ Lão Hạc”, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ? Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “Lão Hạc” ta thấy cả hai đều viết về người nông dân và nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng tám. Họ quanh năm lam lũ mà vẫn không đủ ăn. Gia đình chị Dậu vì sưu cao, thuế nặng phải rơi vào cảnh bần cùng, chia lìa. Còn lão Hạc vì nghèo mà con phải bỏ nhà ra đi, lão thì sống bần cùng, nghèo khổ, cuối cùng phải tìm đến cái chết. Song ở họ lại có nhiều phẩm chất đáng quý. Chị Dậu tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam rất mực yêu thương chồng con tần tảo, chăm lo cho gia đình, có sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức bóc lột. Còn lão Hạc lại là một hình ảnh đẹp về một người cha yêu con, một lão nông nhân hậu, thánh thiện và giàu lòng tự trọng. Bài 3: Trong mỗi văn bản của các bài 2,3,4, em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao? Em hãy trình bày cảm nhận của mình bằng một đoạn văn ngắn. (Khoảng 8 đến 10 câu) Phiếu học tập Qua các tác phẩm truyện kí đã học, em thấy tâm hồn mình được bồi dưỡng thêm điều gì? Hãy biết sống yêu thương như bé Hồng, chị Dậu, Lão Hạc. Hãy biết bảo vệ những người thân yêu của mình trước mọi tác động của cuộc sống. Hãy biết sống nhân hậu, giàu lòng tự trọng, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải sống trong sạch. Không nên đánh giá con người khi chỉ nhìn bề ngoài mà cần đánh giá bằng cái nhìn cảm thông, chia sẻ. 1 2 3 4 5 6 A N O H Â 7 Đ N Trò chơi ô chữ Bài tập về nhà Thử viết thêm một kết thúc có hậu cho truyện ngắn “Lão Hạc”. Kết thúc ấy có ảnh hưởng đến nội dung của truyện không? Vì sao?
File đính kèm:
- Tiet 38 On tap truyen ki Viet Nam(1).ppt