Bài giảng Tiết 37 : cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (tĩnh dạ tứ) - Lý bạch

KIỂM TRA BÀI CŨ

Đọc 2 bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” và “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều”.

 

KT bài soạn của HS.

 

ppt18 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 37 : cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (tĩnh dạ tứ) - Lý bạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37 : CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH (Tĩnh dạ tứ) - Lý Bạch - KIỂM TRA BÀI CŨ Đọc 2 bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” và “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều”. KT bài soạn của HS. Đọc văn bản và cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm cũng như thể thơ mà văn bản sử dụng. Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương. I.Giới thiệu chung : - Tác giả - tác phẩm : SGK/124. - Thể thơ cổ thể : không bị những qui tắc chặt chẽ và niêm luật ràng buộc. Phân tích phần dịch nghĩa để thấy tài năng tinh luyện ngôn ngữ của tác giả. - Tài năng tinh luyện ngôn ngữ của tác giả : + Bài thơ có 19 chữ (có 4 chữ dùng 2 lần). + 19 chữ đều trở thành yếu tố Hán Việt. + Ngôn từ nhỏ nhất nhưng được truyền tụng rộng nhất. Có người cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, 2 câu đầu là thuần túy tả cảnh, 2 câu cuối là thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? “Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương” Sàng : cái giường. Nghi : nghi ngờ.  Cái giường nhìn ánh trăng à? Nó nghi ngờ trăng là sương à?  Chủ thể là con người. Không thuần túy tả cảnh. “Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương” Ai ngẩng đầu nhìn trăng? Ai cúi đầu nhớ quê?  Chủ thể tiếp tục là con người. Không thuần túy tả tình. II.Tìm hiểu văn bản : 1.Tình và cảnh trong bài thơ : - Cả bài thơ chủ thể là con người (sàng, nghi, cử đầu, đê đầu) nên không thuần túy là tả cảnh hay tả tình.  Với “Tĩnh dạ tứ”, nói “xúc cảnh sinh tình” không đủ. “Tình” vừa là nhân vừa là quả : nhớ quê, thao thức không ngủ. Nhìn trăng, lại càng nhớ quê. So sánh các cụm từ “Cử đầu và đê đầu”, “Vọng minh nguyệt và tư cố hương” rồi rút ra nhận xét. 2.Cách sử dụng phép đối : - Cách sử dụng phép đối “Cử đầu, đê đầu”, “Vọng minh nguyệt, tư cố hương” càng làm tăng tâm tư, cảm xúc của tác giả. Em hãy chứng minh tính liên kết trong bài thơ. 3.Sự liên kết, liền mạch trong bài thơ : Nghi  cử  vọng  đê  tư. (Nghi ngờ  ngẩng đầu  nhìn trăng  cúi đầu  nhớ quê hương). Qua phân tích, em có nhận xét gì về bài thơ? III.Tổng kết : Ghi nhớ : SGK/124 hình CỦNG CỐ Em hiểu như thế nào về thành ngữ “Vọng nguyệt hoài hương”? Nội dung bài thơ đã đáp ứng điều trên chưa? CHUẨN BỊ BÀI MỚI Học bài. Soạn bài : “Hồi hương ngẫu thư”/125 + Tác giả, tác phẩm, thể thơ? + Nội dung, nghệ thuật bài thơ? + Đọc ghi nhớ. Xem trước phần luyện tập.

File đính kèm:

  • pptGADT(1).ppt
Giáo án liên quan