Bài giảng Tiết 35: Từ đồng nghĩa

Ví dụ :

-Rủ nhau xuống bể mò cua

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.

( Trần Tuấn Khải )

- Chim xanh ăn trái xoài xanh

Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.

( Ca dao)

Nét nghĩa chung: Để chỉ bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển thành.

-Quả : Từ toàn dân

-Trái : Từ địa phương Nam bộ

 

 

ppt13 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 35: Từ đồng nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35 – tiếng việt I-Thế nào là từ đồng nghĩa ? Ví dụ : -Rủ nhau xuống bể mò cua Đem về nấu quả mơ chua trên rừng. ( Trần Tuấn Khải ) Chim xanh ăn trái xoài xanh Ăn no tắm mát đậu cành cây đa. ( Ca dao) Nét nghĩa chung: Để chỉ bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển thành. -Quả : Từ toàn dân -Trái : Từ địa phương Nam bộ Phát âm khác nhau Xa ngắm thác núi lư Nắng rọi Hương Lô khói tía bay , Xa trông dòng thác trước sông này. Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước, Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây . (Tương Như dịch) Từ “ trông” có các nghĩa sau: 1- Nhìn nhận để biết . 2- Coi sóc giữ gìn cho yên ổn 3- Mong. Nhìn , xem … Coi, chăm sóc,coi sóc Mong ngóng , chờ đợi… -Từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về âm thanh nhưng giống nhau hoặc gần giống nhau về nghĩa. - Một từ nhiều nghĩa có thể tham gia vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. Ii- Các loại từ đồng nghĩa 1/ “quả” , “ trái” Từ đồng nghĩa hoàn toàn , không phân biệt sắc thái nghĩa. 2/ “ bỏ mạng” và “hy sinh” :- Có nét nghĩa giống nhau : Mất khả năng sống , tức là chết. - Có sắc thái nghĩa khác nhau : + Hy sinh : Chết vì nghĩa vụ và mục đích cao đẹp . + Bỏ mạng : Cái chết tầm thường , hàm ý khinh bỉ. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn, có sắc thái nghĩa khác nhau. Iii- Sử dụng từ đồng nghĩa 1/Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Có thể hoán đổi vị trí Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Không thể hoán đổi vị trí . 2/ Nghĩa của hai từ “ Chia li” và “ Chia tay” Giống nhau : Rời nhau, mỗi người đi một nơi . Khác nhau: + “Chia li” : Xa nhau lâu dài thậm chí là mãi mãi. + “ Chia tay” : Có tính chất tạm thời , thường sẽ gặp lại trong tương lai gần. Iv- Luyện tập Bài 5 :Phân biệt nghĩa . Nhóm 1: Nghĩa chung:Tự cho vào cơ thể thức ăn để nuôi sống. Sắc thái nghĩa: -ăn: Sắc thái biểu cảm bình thường . -xơi : Sắc thái trang trọng. -chén : Sắc thái thân mật, thông tục. Nhóm 2 : Nghĩa chung : Trao một cái gì đó cho người khác mà không đòi hay đổi lấy gì cả . - cho : Sắc thái biểu cảm bình thường. tặng : Sắc thái thân mật và trang trọng. biếu : Sắc thái kính trọng ( Lưu ý : Người dưới nói với người trên cần dùng từ biếu/ kính biếu) Nhóm 3 : Nghĩa chung : Yếu. Sắc thái nghĩa: yếu đuối : ở trạng thái thiếu hẳn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần khó có thể chịu đựng được những khó khăn , thử thách. yếu ớt : Yếu đến mức sức lực hoặc tác dụng coi như không đáng kể. Nhóm 4 Ba từ khác nhau về nét nghĩa cách thức hoạt động tu : Uống nhiều ,liền một mạch bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng chai hay vòi ấm. nhấp : Uống từng chút một bằng cách chỉ hớp ở đầu môi , thường là để cho biết vị . nốc : Uống nhiều và hết ngay trong một lúc , có tính thô tục. Bài 6 : Chọn từ thích hợp điền vào các câu: a/ thành tích , thành quả Thế hệ mai sau sẽ được hưởng ………… của công cuộc đổi mới hôm nay. Trường ta đã lập nhiều ……………để chào mừng ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9 . b/ nhiệm vụ , nghĩa vụ Lao động là ……… thiêng liêng , là nguồn sống nguồn , hạnh phúc của mỗi người. Thày Hiệu trưởng đã giao…………..cụ thể cho lớp em trong đợt tuyên truyền phòng chống ma tuý. thành quả thành tích nghĩa vụ nhiệm vụ Bài 7 :(SGk – 116 ) đối xử , đối đãi Nó……………………tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó . Mọi người đều bất bình trước thái độ …………. Của nó đối với trẻ em . đối xử/ đối đãi đối xử Bài 9 ( SGK – 117 ) : Chữa các từ dùng sai . Ông bà ,cha mẹ đã lao động vất vả , tạo ra thành quả để con cháu đời sau hưởng lạc . Câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã giảng dạy cho chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh . hưởng thụ. dạy Dặn dò -Học thuộc 3 ghi nhớ trong SGK – tr 114 + 115. -Làm các bài tập còn lại và bài tập bổ sung : Đặt câu với các từ sau: a / đơn giản:…….. b/ giản dị :……….. c/ đơn điệu:……… -Chuẩn bị bài tiếp theo.

File đính kèm:

  • pptTiet 13 Tu dong nghia.ppt
Giáo án liên quan