Qua ý kiến sau đây, em hiểu tác giả muốn nói điều gì
Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý; hoặc ngược lại, một ý lại có biết bao nhiêu chữ để diễn tả. Vì vậy, nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)
15 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 33: Trau dồi vốn từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP – XUÂN TRƯỜNG – NAM ĐỊNH NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP 9A Giáo viên: Trần Văn Quang Qua ý kiến sau đây, em hiểu tác giả muốn nói điều gì Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý; hoặc ngược lại, một ý lại có biết bao nhiêu chữ để diễn tả. Vì vậy, nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd) Tiếng Việt vô cùng phong phú trong cách diễn đạt. Tiếng Việt có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp của con người. Người Việt phải biết phát huy khả năng diễn đạt của tiếng Việt. Trau dồi vốn từ là cách để phát huy tốt khả năng diễn đạt của tiếng Việt 2. Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau: Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp. Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm. Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ . ước đoán mở rộng Ghi nhớ: Muốn sử dung tốt tiếng Việt, trước hết cần trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ. * Ý kiến của nhà văn Tô Hoài: Nhà văn Tô Hoài khẳng định thành công của Truyện Kiều là nghệ thuật ngôn từ, ngôn từ phong phú, giàu sắc thái biểu cảm. + Dùng từ “áy” trong cụm từ “cỏ áy bóng tà”. + Sáng tạo ra cụm từ “bén duyên tơ”. Nguyễn Du đã học lời ăn tiếng nói từ nhân dân. Ghi nhớ: Rèn luyện để biết thên những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ. 1. Để có được vốn từ ngữ phong phú, em sẽ trau dồi như thế nào, bằng cách nào? Quan sát, lắng nghe lời ăn tiếng nói hằng ngày của những người xung quanh và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trau dồi qua sách báo nhất là các tác phẩm văn học. Tra từ điển những từ chưa biết để nắm chính xác nghĩa của từ. Đặt câu, tạo văn bản với những từ mới học được. 2. Xác định lỗi dùng từ trong những câu sau: a) An đã đoạt được giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi Ngữ văn cấp huyện. b) Những đôi mắt ngây ngô trong sáng, chăm chú nhìn vào nét phấn của cô giáo. đạt ngây thơ, Bài tập 1. Chọn cách hiểu đúng: - Hậu quả là: kết quả sau cùng. b) kết quả xấu. - Đoạt là: chiếm được phần thắng. thu được kết quả tốt. - Tinh tú là: phần thuần khiết và quý báu nhất. b) sao trên trời (nói khái quát) b) a) b) Bài tập 2: Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt: Tuyệt (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau: Bài tập 2: Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt: Tuyệt (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau: Bài tập 2: Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt: Tuyệt (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau: Bài tập 3: Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau: Về khuya, đường phố rất im lặng. Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới. Những hoạt động từ thiện của ông ấy khiến chúng tôi rất cảm xúc. yên tĩnh (vắng vẻ) thiết lập cảm động (xúc động, cảm phục) Bài tập 6: Cho các từ ngữ: phương tiện, cứu giúp, mục đích cuối cùng, viện trợ, yếu điểm, điểm yếu, điểm thiếu sót, khuyết điểm, đề bạt, đề cử, đề đạt, đề xuất, láu lỉnh, láu táu, liến láu, liến thoắng, hoảng hồn, hoảng loạn, hoảng hốt, hoảng sợ. Hãy chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống cho những câu sau: Đồng nghĩa với “nhược điểm” là … “Cứu cánh” nghĩa là … Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là … Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là … Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là … điểm yếu mục đích cuối cùng đề đạt láu táu hoảng loạn Bài tập 7. Phân biệt nghĩa của những từ ngữ sau và đặt câu với mỗi từ ngữ đó Nhuận bút / thù lao; Tay trắng / trắng tay; Kiểm điểm / kiểm kê; Lược khảo / lược thuật. - Nhuận bút: tiền trả cho người viết một tác phẩm. - Đặt câu: Anh ấy vừa lĩnh tiền nhuận bút của cuốn sách mới. - Thù lao: trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra. - Đặt câu: Anh ấy nhận được một khoản thù lao khá hậu hĩnh. b) Tay trắng / trắng tay; - Tay trắng: không có chút vốn liếng, của cải gì. - Đặt câu: Từ tay trắng mà anh ấy làm nên sự nghiệp. - Trắng tay: bị mất hết của cải, tiền bạc, không có gì. - Đặt câu: Nó bị một cú lừa trắng tay. TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP – XUÂN TRƯỜNG – NAM ĐỊNH GIỜ HỌC KẾT THÚC XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH Giáo viên: Trần văn Quang
File đính kèm:
- Tiet 33 Trau doi von tu.ppt