Bài giảng Tiết 30 Văn bản Bạn đến chơi nhà

• Kiểm tra bài cũ:

? Đọc thuộc bài thơ Qua đèo Ngang? Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

• Bài mới:

I – GIỚI THIỆU CHUNG

1- Tác giả ( 1835-1909)

- Tam Nguyên Yên Đổ – nhà nho ẩn dật , nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà thơ trữ tình và trào phúng lớn cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20.

2- Tác phẩm

- Bài thơ làm trong thời kỳ Nguyễn Khuyến đã từ bỏ công danh trở về sống thanh bạch nơi vườn cũ.

- Thể thơ : Thất ngôn bát cú đường luật.

 

ppt5 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 30 Văn bản Bạn đến chơi nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc bài thơ Qua đèo Ngang? Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Bài mới: I – Giới thiệu chung 1- Tác giả ( 1835-1909) - Tam Nguyên Yên Đổ – nhà nho ẩn dật , nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà thơ trữ tình và trào phúng lớn cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. 2- Tác phẩm Bài thơ làm trong thời kỳ Nguyễn Khuyến đã từ bỏ công danh trở về sống thanh bạch nơi vườn cũ. Thể thơ : Thất ngôn bát cú đường luật. Tiết 30 Văn bản Bạn đến chơi nhà II – Đọc hiểu văn bản 1- Đọc 2- Chú thích 3- Phân tích a- Câu 1 : Đã bấy lâu nay bác tới nhà Thông báo có bạn đến chơi + thời gian: đã bấy lâu nay -> tỏ ý chờ đợi, mong ngóng bạn đến chơi đã từ lâu. + bác : tình cảm gần gũi, tôn trọng tình cảm bạn bè -> Câu thơ như 1 tiếng reo vui thay cho lời chào, biểu hiện rõ niềm vui mừng của nhà thơ khi có bạn đến thăm.=> tình cảm chân thành, cả 2 người đều thân thiết nhưng ít gặp. Nhà thơ đón bạn hồ hởi, thân tình, không lễ nghi cách biệt . Câu mở đầu tự nhiên như lời nói thường ngày. Đây chính là nét độc đáo trong phong cách thơ Nguyễn Khuyến: tự nhiên – thanh thoát Tiết 30 Văn bản Bạn đến chơi nhà b) Sáu câu tiếp Trẻ thời đi vắng chợ thời xa Nêu tình huống oái oăm…biết lấy gì đãi khách để xứng với tấm lòng của người đã không quản đường xa tìm đến thăm người bạn ở vùng quê hẻo lánh này. -> Câu nói đùa vui, khởi đầu nụ cười vui giữa đôi bạn già. Giãi bày cái khó của mình: + ao sâu – nước cả + Vườn rộng – rào thưa + Cải chửa ra cây – cà mới nụ + Bầu vừa rụng rốn – mướp đương hoa + Trầu không có -> muốn tiếp đãi bạn sang trọng nhưng ngặt nỗi ao sâu nước lớn, vườn rộng rào thưa…không đánh bắt được, rau trái thì chưa thu hái được vì còn nhỏ… thậm chí cả miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có nốt Tiết 30 Văn bản Bạn đến chơi nhà Tiết 30 Văn bản Bạn đến chơi nhà Từ ngữ bình dị như cách nói hàng ngày+ một loạt từ phủ định để giãi bày cái khó của mình: không có vật chất để tiếp đãi bạn dù là vật chất thông thường nhất là miếng trầu. Không phải than nghèo kể khổ. Tất cả vật chất đều có nhưng đều ở dạng tiềm ẩn, dạng khả năng. Nhà thơ nói quá đi, cường điệu đến mức tối đa để tạo ra nụ cười đùa bạn – hóm hỉnh rất riêng của Nguyễn Khuyến. -> Chủ nhân là người trọng tình nghĩa hơn vật chất, tình cảm với bạn chân thực, không khách sáo, là người vui tươi, thanh thản, vui đùa như tính tình vốn hóm hỉnh của ông. c) Câu thơ cuối Bác đến chơi đây ta với ta Ta với ta – tôi với bác – chủ nhân và khách – tuy hai mà như 1, gắn bó, thân thiết. -> tất cả những cái không có ở sáu câu trên để đi đến khẳng định tình Tiết 30 Văn bản Bạn đến chơi nhà tình bạn đẹp đẽ vượt lên trên mọi lề thói lễ nghi thông thường, không mâm cao cỗ đầ. Ta đến với nhau với 1 tình cảm trong sáng, cao khiết Vậy nên tất cả những gì không có ở trên để tập trung khẳng định 1 cái có lớn lao không gì sánh nổi, không dê xgì tìm thấy trên đời này. Ba từ “ ta với ta” kết thúc bài thơ để lại 1 dư vị ngọt ngào tha thiết của tình bạn cao khiết, chân thành. 4- Tổng kết * Nội dung: Niềm hân hoan phấn chấn, cảm xúc chân thành, hồn nhiên của nhà thơ- tình bạn của ông thật chân thành, đậm đà, ấm áp, bền chặt dựa trên giá trị tinh thần. * Nghệ thuật: - Hệ thống ngôn từ thuần Việt khiến lời thơ trong sáng hồn, hồn nhiên, dễ hiểu Tiết 30 Văn bản Bạn đến chơi nhà III – Luyện tập 1- Ngôn từ ở bài thơ “ bạn đến chơi nhà “ có gì khác với ngôn từ ở VB “ Sau phút chia li”? 1 bên là ngôn ngữ đời thường 1 bên là ngôn ngữ bác học -> đều toát lên tài năng, nghệ thuật điêu luyện, đạt đến độ kết tinh đẹp đẽ 2- Có ý kiến cho rằng : bài thơ không chỉ ngợi ca tình bạn mà còn gợi ra không khí làng quê vườn xanh cây trái miền miền thật tài tình. Có đúng như vậy không? Tiết 30 Văn bản Bạn đến chơi nhà

File đính kèm:

  • pptTiet 30 Ban den choi nha(1).ppt
Giáo án liên quan