Bài giảng Tiết 30. Đọc thêm: CÂY BÚT THẦN

Qua truyện Thạch Sanh và truyện Em bé thông minh các em đã biết được đặc điểm của truyện Cổ tích.Vậy truyện Cổ tích của Trung Quốc có gì giống nhau với truyện Cổ tích nước ta? Bài học Cây bút thần sẽ giúp các em lí giải điều đó.

 

ppt10 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 30. Đọc thêm: CÂY BÚT THẦN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào các em học sinh đã về dự tiết học này. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nêu ý nghĩa truyện Em bé thông minh. Trả lời: Truyện đề cao thông minh và trí khôn dân gian từ đó tạo tiếng cười vui vẻ trong cuộc sống hằng ngày. Giới thiệu bài mới: Qua truyện Thạch Sanh và truyện Em bé thông minh các em đã biết được đặc điểm của truyện Cổ tích.Vậy truyện Cổ tích của Trung Quốc có gì giống nhau với truyện Cổ tích nước ta? Bài học Cây bút thần sẽ giúp các em lí giải điều đó. Tiết 30. Đọc thêm: CÂY BÚT THẦN Thực hiện: Lê Anh Chới, THCS Phan Chu Trinh, Buôn Ma Thuột I/ ĐỌC, HIỂU CHÚ THÍCH: 1/ Tác giả, tác phẩm: Truyện cổ tích của Trung Quốc về nhân vật có tài năng kì lạ, thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích tài năng của nghệ thuật. 2/ Hiểu nghĩa từ: Học sinh dùng mắt đọc thầm các chú thích của sách giáo khoa, trang 84+85. II/ ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc văn bản: Đọc theo giọng kể, lưu loát, hợp từng cảnh huống. 2. Hiểu văn bản: Truyện có thể chía làm mấy đoan? Ý chính của mỗi đoạn. Gồm 5 đoạn: Từ đầu … lấy làm lạ: Mã Lương học vẽ, được bụt cho cây bút thần. Tiếp … em vẽ cho thùng: Mã Lương giúp người ngheo. Tiếp… phóng như bay: Dùng bút thần giết tên địa chủ. Tiếp… sóng hung dữ: dùng bút thần giết tên vua độc ác. Còn lại: Những lời truyền tụng về Mã Lương. III/ PHÂN TÍCH 1. Những điều giúp Mã Lương vẽ giỏi: Những điều gì giúp Mã Lương vẽ giỏi? Các yếu tố này có quan hệ gì với nhau thể hiện quqn niệm gì của nhân dân? -Kiên trì học vẽ kết hợp với tài năng, sáng tạo. - Được bụt cho cây bút thần. Những điều này có quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện quan niệm của nhân dân: Cây bút thần là phần thưởng xứng đáng của bụt tặng cho Mã Lương. Người có đức, có tài sẽ được thần linh ban vật báu để thực hiện hoài bão lớn. 2/ Mã lương dùng cây bút thần giúp dân nghèo, trừng trị kẻ cường quyền độc ác. a/ Mã Lương dùng bút thần giúp dân nghèo: Mã Lương đã vẽ cày, cuốc, đền …cho các gia đình không có những vật dụng này để họ tự làm ra nông sản cho mình và xã hội. - Mã Lương đã vẽ gì cho dân nghèo? Tại sao Mã Lương chỉ vẽ cho công cụ sản xuất và sinh hoạt? b/ Mã Lương dùng bút thần giết tên địa chủ và tên vua độc ác: Thái độ của Mã Lương đối với tên địa chủ và tên vua như thế nào? Cách trừng trị từng tên có gì khác nhau? - Đối với tên địa chủ: không vẽ cho nó bất kì thư gì, vẽ tên bắn chết. Đối với vua: + Vua bảo vẽ rồng, em vẽ cóc ghẻ; vua bảo vẽ phượng em vẽ gà trụi lông. + Giả vờ đồng ý; vẽ biển, cá, thuyền cho vua ra khơi em cá, không thèm đếm xỉa đến lời gào của đậm nét bút tạo goong bão giết chết. tình huống để trừng trị vua đến cùng. khinh bỉ biết tạo 3. Chi tiết lí thú gợi cảm nhất trong truyện. Theo em, chi tiết nào là chi tiết lí thú nhất trong truyện? Vì sao? Nhóm 1: Mã Lương lập mưu trừng trị vua, vì tạo sự hả hê cho người đọc, thể hiện sự thông minh của Mã Lương. Nhóm 4: Cây bút thần, vì nó giúp Mã Lương giết được tên địachủ Nhóm 2: Cây bút, vì nó là phép màu của bụt. Nhóm 3: Cây bút thàn, vì nhờ nó Mã Lương đã giúp được dân nghèo. Truyện có nhiều chí tiết lí thú. Nhưng chi tiết lí thú nhất là cây bút thần. Nó là phần thưởng xứng đáng của bụt tặng cho Mã Lương. Với cây bút này, Mã Lương đã giúp dân nghèo,trừng trị kẻ độc ác. Đó cũng là chủ đề của truyện. 4. Ý nghĩa của truyện cây bút thần: Nêu ý nghĩa của truyện Cây bút thần. Ước mơ về công lí xã hội: thiện thắng ác, nhân nghĩa thắng gian tà. Tài năng phải phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, tiêu diệt cái ác. Nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân về người có đức, có tài kiên trì luyện tập. IV/ TỔNG KẾT Nêu nhận xét về nội dung, nghệ thuật truyện Cây bút thần. Ghi nhớ sgk/85 V/ LUYỆN TẬP: Nêu sự giống nhau giữa truyện cổ tích Trung Quốc và truyện cổ tich Việt Nam. Truyện Cổ tích Trong Quốc và truyện Cổ tích Việt Nam có sự giống nhau: Đều là truyện Cổ dân gian do nhân dân sáng tác có nhiều yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Thể hiện ước mơ về công bằng xã hội: thiện thắng ác, nhân nghĩa thắng gian tà. Hướng dẫn học ở nhà: Đọc lại truyện Cây bút thần, năm chắc phần phân tích, học thuộc ghi nhớ sgk/ 85. - Soạn các bài: Danh từ , Ngôi kể trong văn tự sự. Cảm ơn các em đã xây dựng tiết học này!

File đính kèm:

  • pptngu van 6(24).ppt