* Ví dụ:
a. Mẹ đi làm rồi à?
b. Mẹ tôi vừ kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi đã òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cúng sụt sùi theo:
- Con nín đi!
( Nguyên Hồng- Những ngày thơ ấu)
c. Thương thay cũng một kiếp người
Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi .
( Nguyễn Du - Truyện Kiều)
d. - Em chào cô ạ !
35 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 27: Tình thái từ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ : ? Em hãy nêu sự khác nhau cơ bản giữa trợ từ và thán từ? Hãy kể tên những trợ từ, thán từ thường dùng? - Trợ từ là: Những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. - Thán từ: Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. - Những trợ từ, thán từ thường dùng: + Trợ từ: Những, có, chính, đích, ngay... + Thán từ: - Để bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ô hay, than ôi, trời ơi... - Để gọi đáp: Này, ơi, vâng, dạ, ừ... - Trong những từ in đậm ở các câu sau , từ nào là thán từ ? A. Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không ? B. Vâng , cháu cũng đã nghĩ như cụ . C. Không , ông giáo ạ ! D. Cảm ơn cụ , nhà cháu đã tỉnh táo như thường . Đáp án : A , B , D là thán từ . Đọc đoạn văn sau: “ Chừng như lúc nảy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im . Bây giờ mẹ giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc: - U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?” ( Trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) Câu 1: Câu văn nào trong đoạn văn trên có chứa thán từ?A. Ngày mai con chơi với ai B. Khốn nạn thân con thế này!C. Con ngủ với ai? D. Trời ơi!... Câu 2: B. Biểu lộ sự than thở vì bất lực. Câu 2: Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí?A. Biểu lộ sự nghi ngờ. B. Biểu lộ sự ngạc nhiên C. Biểu lộ sự than thở vì bất lực. D. Biểu lộ sự chua chát. Câu 1: D. Thán từ: Trời ơi!... Tiết 27: Tình thái từ Tiết 27: Tình thái từ I. Chức năng của tình thái từ 1. Chọn ngữ liệu (Trang 80-SGK). * Ví dụ: a. Mẹ đi làm rồi à? b. Mẹ tôi vừ kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi đã òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cúng sụt sùi theo: - Con nín đi! ( Nguyên Hồng- Những ngày thơ ấu) c. Thương thay cũng một kiếp người Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi . ( Nguyễn Du - Truyện Kiều) d. - Em chào cô ạ ! Tiết 27: Tình thái từ ? Dựa vào sự hiểu biết về các loại câu phân loại theo mục đích nói, em hãy cho biết các ví dụ trên thuộc câu phân loại theo mục đích nói nào? Câu a thuộc loại câu nghi vấn. Câu b thuộc loại câu cầu khiến. Câu c, d thuộc loại câu cảm thán. 2. Phân tích ngữ liệu và rút ra kết luận * Phân tích ngữ liệu . Tiết 27: Tình thái từ Ví dụ a: Mẹ đi làm rồi à? Nếu ta bỏ từ in đậm ở ví dụ (a) đi thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi không? “Mẹ đi làm rồi .” Nếu bỏ từ in đậm đi thì câu không còn là câu nghi vấn nữa mà chỉ là câu trần thuật ( quan hệ giao tiếp trong câu bị thay đổi, từ một người hỏi một người trả lời thành câu có tính chất thông báo thông thường.) Tiết 27: Tình thái từ ? Vậy từ “à” trong ví dụ (a) có công dụng, chức năng gì? -> Công dụng , chức năng của từ “à” : Dùng tạo câu nghi vấn. -Ví dụ b: Mẹ tôi vừ kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi đã òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: - Con nín đi! ( Nguyên Hồng- Những ngày thơ ấu) ? Nếu ta bỏ từ “đi” trong ví dụ (b) thì ý nghĩa của câu có sự thay đổi thế nào? Tiết 27: Tình thái từ Câu chỉ còn : Con nín. Nếu ta bỏ từ “đi” trong ví dụ (b) thì câu sẽ không còn là câu cầu khiến. -> Công dụng , chức năng của từ “đi” : dùng để tạo câu cầu khiến. -> Bỏ từ “thay” câu sẽ không còn là câu cảm thán. Ví dụ c: Nếu bỏ từ “thay” thì ý nghĩa của câu có sự thay đổi như thế nào? ->Từ “thay” có công dụng: dùng để tạo câu cảm thán. Tiết 27: Tình thái từ Ví dụ d: Từ “ạ”trong câu : “Em chào cô ạ!” biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói? Từ “ạ”: Biểu thị sắc thái kính trọng lễ phép của người nói. ? Em hãy so sánh một câu có từ ạ và một câu không có từ ạ trong ví dụ sau ? - Con mời u xơi cơm ạ! - Con mời u xơi cơm! Cả hai câu đều là câu mời nhưng câu có từ ạ thể hiện mức độ lễ phép cao hơn. Tiết 27: Tình thái từ Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói . ? Vậy tình thái từ gồm những loại nào em hãy chỉ ra các tình thái từ tương ứng? * Kết luận: Tiết 27: Tình thái từ -> Tình thái từ gồm một số loại: - Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng .... - Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với ... - Tình thái từ cảm thán: thay, sao ... - Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ mà, nhỉ ... Nếu chúng ta lược bỏ tình thái từ thì câu không còn ý nghĩa cầu khiến, nghi vấn, cảm thán nữa. Tiết 27: Tình thái từ Ghi nhớ 1: * Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói . *Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau: - Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng... - Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với ... - Tình thái từ cảm thán: thay, sao ... - Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ mà, nhỉ ... Tiết 27: Tình thái từ * Chú ý: Một số tình thái từ xuất hiện ở câu nghi vấn , cầu khiến nhưng không cho phép là phương tiện cấu tạo loại câu đó , bởi lẽ không có chúng ý nghĩa câu nghi vấn , câu cầu khiến vẫn tồn tại. VD: - Ông là người Hà Nội phải không ạ? - Ông là người Hà Nội phải không ? - Anh ăn đi chứ ? - Anh ăn đi ! Tiết 27: Tình thái từ * Bài tập nhanh: Hãy xác định tình thái từ trong các câu sau: a. Anh đi đi! b. Sao mà nóng thế này cơ chứ? c. Chị đã nói thế ư? d. Có tiền việc ấy mà xong nhỉ Đời trước là quan cũng thế a? ( Nguyễn Khuyến) Tình thái từ trong các câu trên: a. đi (2). b. cơ chứ. c. ư. d. nhỉ, a . Tiết 27: Tình thái từ Bài tập 1 (SGK- T 81): Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm) là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ ? a, Em thích trường nào thì thi vào trường ấy. b, Nhanh lên nào, anh em ơi! c, Làm như thế mới đúng chứ ! d, Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu. e, Cứu tôi với! g, Nó đi chơi với bạn từ sáng. h, Con cò đậu ở đằng kia. i, Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia. Tiết 27: Tình thái từ Đáp án: a. Nào không phải tình thái từ. b. Nào là tình thái từ. c. Chứ là tình thái từ. d. Chứ không phải tình thái từ. e. với là tình thái từ. g. với không phải tình thái từ. h. kia không phải tình thái từ. i. kia là tình thái từ. Tiết 27: Tình thái từ I. Chức năng của tình thái từ II. Sử dụng tình thái từ 1. Chọn ngữ liệu: (Trang 81-SGK) - Bạn chưa về à ? - Thầy mệt ạ ? - Bạn giúp tôi một tay nhé ! - Bác giúp cháu một tay ạ ! ? Các từ in đậm trong ví dụ trên được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào? (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm ...). Tiết 27: Tình thái từ ->Bạn chưa về à? Dùng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật, bằng vai. - Thầy mệt ạ ? Dùng trong hoàn cảnh lễ phép người dưới hỏi người trên. - Bạn giúp tôi một tay nhé ! Dùng trong hoàn cảnh cầu khiến thân mật, bằng vai. - Bác giúp cháu một tay ạ ! Dùng trong hoàn cảnh cầu khiến lễ phép, người ít tuổi nhờ người lớn tuổi. 2. Phân tích ngữ liệu và rút ra kết luận * Phân tích ngữ liệu: Tiết 27: Tình thái từ Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý sử dụng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp. 2. Kết luận: Bài tập nhanh :Sử dụng các tình thái từ trong các trường hợp sau phù hợp không ? vì sao? a. Đường ra ga đâu nhỉ? b. Bạn giúp tôi một tay ạ ! c. Bác mời cơm với cháu nhé ! Tiết 27: Tình thái từ -> Sử dụng các tình thái từ trên là không phù hợp, vì: -Từ “nhỉ” : Biểu thị thái độ của người nói hơi cộc lốc -> không đạt mục đích giao tiếp. - Từ “ạ” : Là sắc thái kính trọng lễ phép, không nên dùng với bạn bè ngang hàng. - Từ “nhé” : Có sắc thái thân mật suồng sã -> sử dụng trong trường hợp trên là chưa phù hợp. *. Ghi nhớ 2: - Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp ( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm ...) Tiết 27: Tình thái từ Những đơn vị kiến thức cần nhớ : 1. Chức năng: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói . 2. Phân loại: Tình thái từ gồm một số loại: - Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng .... - Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với ... - Tình thái từ cảm thán: thay, sao ... - Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ mà ... 3. Cách sử dụng: Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp ( Quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm...) Tiết 27: Tình thái từ ? Hãy so sánh sự khác biệt giữa tình thái từ với thán từ ? -Giống : Cùng biểu thị tình cảm của người nói. Khác : -*Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm cảm xúc của người nói. Thán từ có thể tách ra thành câu riêng biệt.(VD:Này! Ông giáo ạ.) * Tình thái từ là những từ được thêm và câu để tạo câu nghi vấn, cầu khiến cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. - Tình thái từ không có khả năng độc lập tạo thành câu. ( VD : à, ư, hả, nào, sao...) Tiết 27: Tình thái từ - Anh Nam học bài à? -Anh Nam học bài nhé! - Anh Nam học bài đi ! - Anh Nam học bài ư ? - Anh Nam học bài hả ? ? Em hãy dùng tình thái từ để thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu trên cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và với mục đích nói? Cho câu có thông tin chứa sự kiện sau: -Anh Nam học bài. Bài tập nhanh: Tiết 27: Tình thái từ - III. Luyện tập: - Bài tập 2: Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây: a, Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: - Bác trai đã khá rồi chứ? ( Ngô Tất Tố, Tắt đèn). b, - Con chó là của cháu nó mua đấy chứ! ... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt ... ( Nam Cao, Lão Hạc) c, Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng ... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? (Nam Cao, Lão Hạc) Tiết 27: Tình thái từ d, Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống: Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi. ( Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê) e, Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói : - Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé! (Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê) g, Em tôi sụt sịt bảo: Thôi thì anh cứ chia ra vậy. ( Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê) h, Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi. - Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. ( Thanh Tịnh, Tôi đi học) Tiết 27: Tình thái từ a. chứ: Nghi vấn, dùng trong trường hợp muốn hỏi, những có khẳng định ít nhiều. b. chứ: Nhấn mạnh điều vừa khẳng định, ý muốn nói là không thể khác được. c. ư: Hỏi với thái độ phân vân. d, nhỉ: Thái độ thân mật. e, nhé: dặn dò, thái độ thân mật . g. vậy: Thái độ miễn cưỡng, không muốn như vậy. h. cơ mà: thái độ thuyết phục. Đáp án: Tiết 27: Tình thái từ Bài tập 4: Đặt câu hỏi có dùng các tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội sau đây: - Học sinh với thầy giáo hoặc cô giáo; - Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi; - Con với bố, mẹ hoặc chú, bác, cô, gì. Đáp án: - Thưa thầy, em xin phép hỏi thầy một câu được không ạ? - Bạn học xong bài rồi chứ? - Mẹ đi làm về lâu chưa ạ? Tiết 27: Tình thái từ Bài tập 5: Tìm một số tình thái từ trong tiếng địa phương em hoặc trong tiếngđịa phương khác mà em biết? + Thanh Hóa: - Tôi không nói rứa( thế) +Nam bộ: -Đau chân lắm ha ( hả) -Nhớ viết thư cho tôi nghen (nhé) Bài tập 6 : Đọc đoạn thơ sau và hãy cho biết tác dụng của tình thái từ (in đậm) là thế nào? “ Hãy quên đi mọi lo âu, mẹ nhé Đừng buồn phiền quá đỗi về con. Mẹ chớ đi đi lại lại trên đường Khoác chiếc áo quàng xưa cũ nát.” ( Thư gửi mẹ, Ê- xê -nin) Tiết 27: Tình thái từ A. Tình thái từ trong câu nghi vấn B. Tình thái từ trong câu cầu khiến. C. Tình thái từ trong câu cảm thán. Bài tập 7: Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 dòng ) về thầy cô và mái trường , trong đó có sử dụng tình thái từ. Tiết 27: Tình thái từ - Học thuộc phần ghi nhớ: - Nắm được công dụng , chức năng của tình thái từ. - Biết vận dụng tình thái từ trong nói và viết. - soạn bài : Chiếc lá cuối cùng. Hướng dẫn học bài ở nhà Trường Trung học cơ sở Lê lợi Tiết học của chúng ta đến đây đã hết Cảm ơn các thầy cô giáo đã đến dự. Thân ái chào các em học sinh ! Giáo viên: Võ Hồng Vân
File đính kèm:
- Tiet 27 Tinh thai tu.ppt