Xác định thán từ trong ví dụ sau và cho biết thán từ này biểu thị cảm xúc gì?
“. Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?” (Trích “Lão Hạc” Nam Cao)
20 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 27 tiếng việt: tình thái từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP Giáo viên thực hiện: Phòng GD-ĐT Hương Trà Trường THCS Hương An KIỂM TRA BÀI CŨ KIỂM TRA BÀI CŨ “... Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?” (Nam Cao, Lão Hạc) * “Này” có tác dụng gây ra sự chú ý ở người đối thoại (còn gọi là hô ngữ) * “A” biểu thị thái độ tức giận a. Mẹ đi làm rồi à? b. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: - Con nín đi! (Nguyên Hồng - Những ngày thơ ấu) c. Thương thay cũng một kiếp người Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi! (Nguyễn Du, Truyện Kiều) d. – Em chào cô ạ! Tạo sắc thái nghi vấn Tạo sắc thái kính trọng, lễ phép. Tạo sắc thái cầu khiến Tạo sắc thái cảm thán * Nếu lược bỏ các từ à, đi, thay, ạ thì thông tin sự kiện không thay đổi, nhưng quan hệ giao tiếp thì thay đổi, kiểu câu thay đổi, mục đích nói thay đổi. Tình thái từ là gì? Nêu các chức năng thường gặp của tình thái từ? Ghi nhớ 1: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. * Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau: - Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng... - Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với … - Tình thái từ cảm thán: thay, sao, thật… - Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà ... Các tình thái từ dưới đây được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào? a. Bạn chưa về à? b. Thầy mệt ạ? c. Bạn giúp tôi một tay nhé! d. Bác giúp hộ cháu một tay ạ! ( Hỏi, kính trọng, lễ phép, người dưới hỏi người trên.) ( Cầu khiến , thân mật, bằng vai nhau.) ( Cầu khiến , kính trọng, người nhỏ tuổi nhờ người lớn tuổi.) ( Hỏi, thân mật, bằng vai nhau.) Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì? Ghi nhớ 2: Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm, .). - Cho một câu có thông tin sự kiện: Nam học bài.- Dùng tình thái từ để thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu trên. Tình Thái Từ Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm) là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ? b. Nhanh lên nào, anh em ơi! c. Làm như thế mới đúng chứ! d. Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lầm rồi chứ có phải không đâu. a. Em thích trường nào thì thi vào trường ấy. e. Cứu tôi với! g. Nó đi chơi với bạn từ sáng. h. Con cò đậu ở đằng kia. i. Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia. Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây: d. – Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!...Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt. a. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: - Bác trai đã khá rồi chứ? c. Một người nhin ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) (Nam Cao, Lão Hạc) (Nam Cao, Lão Hạc) Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây: d. – Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!...Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt. a. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: - Bác trai đã khá rồi chứ? c. Một người nhin ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) (Nam Cao, Lão Hạc) (Nam Cao, Lão Hạc) Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm) là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ? b. Nhanh lên nào, anh em ơi! c. Làm như thế mới đúng chứ! d. Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lầm rồi chứ có phải không đâu. a. Em thích trường nào thì thi vào trường ấy. e. Cứu tôi với! g. Nó đi chơi với bạn từ sáng. h. Con cò đậu ở đằng kia. i. Nó thích hát dân ca nghệ tĩnh kia. Tiết 28:"Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm". - Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì?- Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn tự sự?- Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự gồm mấy bước? Nhiệm vụ của mỗi bước là gì?- Thực hiện các nội dung câu hỏi trong Sgk. - Học thuộc hai ghi nhớ sgk/ 81 Làm các bài tập sgk/81-82 Tìm thêm một số ví dụ và tình huống giao tiếp có sử dụng tình thái từ Tiết học đã kết thúc Chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe
File đính kèm:
- Tiet 27 Tinh Thai Tu(1).ppt