I/ CHỨC NĂNG CỦA TÌNH THÁI TỪ
1 Ví dụ :
a. Mẹ đi làm rồi à ?
b. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo :
- Con nín đi !
( Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
c. Thương thay cũng một kiếp người,
Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi !
( Nguyễn Du, Truyện Kiều )
d. - Em chào cô ạ !
17 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 27: Tiếng Việt- Tính thái từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cụm trường Quang Phục - Toàn Thắng Năm học 2006 - 2007 Người thực hiện :Phạm Hồng Đoan Tổ : KHOA HọC xã hội Trường: thcs Quang Phục thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở Kiểm tra bài cũ : A. Thế nào là trợ từ, thán từ ? Hãy tìm những trợ từ, thán từ thường dùng? Trợ từ :là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Thán từ :là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Những trợ từ, thán từ thường dùng: Trợ từ : Những, có, chính, đích, ngay … Thán từ : + Để bộc lộ tình cảm, cảm xúc : a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi ,trời ơi … + Để gọi đáp : này, ơi vâng, dạ, ừ … B. Đọc đoạn văn sau : “ Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im.Bây giờ nghe mẹ giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc : - U nhất định bán con đấy ư ? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này ! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai? ( Trích “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố ) Câu 1. Câu văn nào trong đoạn văn trên có chứa thán từ ? A.Ngày mai con chơi với ai ? C. Khốn nạn thân con thế này ! B. Con ngủ với ai? D. Trời ơi!... Câu 2. Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí? Biểu lộ sự nghi ngờ. C. Biểu lộ sự ngạc nhiên. B. Biểu lộ sự than thở vì bất lực. D. Biểu lộ sự chua chát. Câu 1. D. Thán từ trời ơi ! … Câu 2. B. Biểu lộ sự than thở vì bất lực. Tiết 27: Phân môn Tiếng Việt Tình thái từ I/ Chức năng của tình thái từ 1 Ví dụ : a. Mẹ đi làm rồi à ? b. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo : - Con nín đi ! ( Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) c. Thương thay cũng một kiếp người, Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi ! ( Nguyễn Du, Truyện Kiều ) d. - Em chào cô ạ ! Em hãy đọc các ví dụ trên I/ Chức năng của tình thái từ 1 Ví dụ: a. Mẹ đi làm rồi à ? b. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo : - Con nín đi ! ( Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) c. Thương thay cũng một kiếp người, Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi ! ( Nguyễn Du, Truyện Kiều ) d. - Em chào cô ạ ! Em hãy đọc các ví dụ trên Dựa vào sự hiểu biết về các loại câu phân loại theo mục đích nói, em hãy cho biết các ví dụ thuộc loại câu phân loại theo mục đích nói nào ? Câu a thuộc loại câu nghi vấn. Câu b thuộc loại câu cầu khiến. Câu c, d thuộc loại câu cảm. Theo dõi ví dụ nếu ta bỏ từ in đậm ở ví dụ (a) đi thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi không ? “ Mẹ đi làm rồi.” Nếu bỏ từ in đậm đi thì câu không còn là câu nghi vấn nữa mà chỉ là câu tường thuật (quan hệ giao tiếp trong câu bị thay đổi từ một người hỏi một người trả lời ) thành câu có tính chất thông báo thông thường. Vậy từ “à” trong ví dụ (a) có công dụng, chức năng gì ? Từ “à” trong câu (a) có công dụng, chức năng dùng tạo câu nghi vấn . Theo dõi ví dụ (b) nếu ta bỏ từ “đi” trong ví dụ (b) đi thì ý nghĩa câu có sự thay đổi như thế nào? - Con nín. Nếu ta bỏ từ “đi” trong ví dụ (b) đi thì câu sẽ không còn là câu cầu khiến Vậy từ “đi” trong ví dụ trên có công dụng, chức năng gì? Từ đi trong ví dụ trên dùng để tạo câu cầu khiến - Ví dụ a : Mẹ đi làm rồi à ? - Ví dụ b: Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo : - Con nín đi ! ( Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) Từ “ạ” trong câu : Em chào cô ạ ! Biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói ? Từ “ạ” trong câu biểu thị sắc thái kính trọng lễ phép của người nói * Qua các ví dụ đã phân tích ở trên giúp ta hiểu được các từ “ à, đi, thay, ạ” là những tình thái từ hoặc còn gọi là các trợ từ tình thái Vậy qua các ví dụ đã tìm hiểu hãy cho biết tình thái từ có công dụng, chức năng gì? Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. Theo dõi ví dụ (c) nếu bỏ từ “thay” trong ví dụ (c) thì ý nghĩa câu có sự thay đổi như thế nào? Bỏ từ “thay” trong ví dụ (c) thì câu sẽ không còn là câu cầu khiến. Thương cũng một kiếp người. Khéo mang lấy sắc tài làm chi. Vậy từ “thay” có công dụng, chức năng gì trong câu? Từ thay có công dụng dùng để tạo câu cảm thán. Ví dụ c. Thương thay cũng một kiếp người, Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi ! ( Nguyễn Du, Truyện Kiều ) Qua các từ in đậm “à, đi, thay, ạ” đã tìm hiểu ở ví dụ em hãy cho biết tình thái từ gồm những loại nào hãy chỉ ra các tình thái từ tương ứng ? Tình thái từ gồm một số loại : Tình thái từ nghi vấn : à, ư, hả, hử, chứ, chăng… Tình thái từ cầu khiến : đi, nào, với … Tình thái từ cảm thán : thay, sao … Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm : ạ, nhé, cơ, mà, nhỉ… 2. Ghi nhớ 1: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau : - Tình thái từ nghi vấn : à, ư, hả, hử, chứ, chăng… - Tình thái từ cầu khiến : đi, nào, với … - Tình thái từ cảm thán : thay, sao … - Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm : ạ, nhé, cơ, mà, nhỉ… Qua phần ghi nhớ trên hãy cho biết ta cần nhớ những đơn vị kiến thức nào ? Bài tập bổ trợ : Hãy xác định tình thái từ trong các câu sau: a.Anh đi đi ! b.Sao mà nắm nhỉ nhé cơ chứ ? c.Chị đã nói thế ư? d.Có tiền việc ấy mà xong nhỉ Đời trước làm quan cũng thế a? ( Nguyễn Khuyến) Đơn vị kiến thức cần ghi nhớ : Chức năng, phân loại tình thái từ. Tình thái từ trong các câu: a. đi (2). b. cơ chứ. c. ư. d. nhỉ, a Hãy đọc phần ghi nhớ. II/ Sử dụng tình thái từ : 1. Quan sát và đọc các ví dụ sau : - Bạn chưa về à? - Thầy mệt ạ? - Bạn giúp tôi một tay nhé ! - Bác giúp cháu một tay ạ ! Các tình thái từ in đậm trong các ví dụ được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp nào ? ( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm… ) Bạn chưa về à? Dùng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật, bằng vai Thầy mệt ạ? Dùng trong hoàn cảnh hỏi lễ phép người dưới hỏi người trên Bạn giúp tôi một tay nhé! Dùng trong hoàn cảnh cầu khiến thân mật,bằng vai Bác giúp cháu một tay ạ! Dùng trong hoàn cảnh cầu khiến lễ phép, người nhỏ nhờ người lớn Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì ? Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý sử dụng cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đối tựơng giao tiếp Qua bài học ta cần nhớ những đơn vị kiến thức nào? Chức năng : Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. 2. Phân loại : Tình thái từ gồm một số loại : Tình thái từ nghi vấn : à, ư, hả, hử, chứ, chăng… Tình thái từ cầu khiến : đi, nào, với … Tình thái từ cảm thán : thay, sao … Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm : ạ, nhé, cơ, mà, nhỉ… 3. Cách sử dụng : Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp ( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm… ) 2. Ghi nhớ 2: Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp ( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm… ) Đọc phần ghi nhớ 2 Bài tập bổ trợ : Cho câu có thông tin chứa sự kiện sau : - Anh Nam học bài. Em hãy dùng tình thái từ để thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu trên cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và với mục đích nói ? - Anh Nam học bài à ? - Anh Nam học bài ạ ? - Anh Nam học bài nhé ! - Anh Nam học bài đi ! - Anh Nam học bài hả ! - Anh Nam học bài ư ! … III/ Luyện tập : Bài tập 1: Trong các câu dưới đây, từ nào ( trong các từ in đậm) là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ? a. Em thích trường nào thì thi vào trường ấy. b. Nhanh lên nào, anh em ơi ! c. Làm như thế mới đúng chứ ! d. Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu. e. Cứu tôi với ! g. Nó đi chơi với bạn từ sáng. h. Con cò đậu ở đằng kia. I. Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia . Các tình thái từ là : Từ nào( phần b ); từ chứ (phần c) ; từ với ( phần e); từ kia ( phần I ). Còn các từ in đậm khác không phải là tình thái từ. Bài tập 2 : Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây: Bà lão láng giêng lại lật đật chay sang: - Bác trai đã khá rồi chứ ? ( Ngô Tất Tố, Tắt đèn ) b. – Con chó là của cháu nó mua đấy chứ !... Nó mua về nuôi , định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt… ( Nam Cao, Lão Hạc) c. Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm láng giềng… con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? ( Nam Cao, Lão Hạc) d. Bỗng Thuỷ lại xịu mặt xuống: - Sao bố mãi không về nhỉ ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi. ( Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê) e. Cô giáo Tâm gỡ tay Thuỷ, đi lại phía bục mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắpvàng đưa cho em tôi và nói : - Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé ! ( Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê) Từ chứ dùng với mục đích nghi vấn . Từ chứ dùng với mục đích nhấn mạnh. Từ ư dùng với mục đích phân vân. Từ nhỉ dùng với mục đích thân mật. Từ nhé dùng với mục đích thân mật. Bài tập 3 : Hãy thảo luận nhóm, đặt câu với các tình thái từ mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy. Nó là học sinh giỏi mà! Đừng trêu chọc nữa, nó khóc đấy ! Tôi phải giải bằng được bài toán ấy chứ lị! Em chỉ nói vậy để anh biết thôi! Con thích được tặng cái cặp cơ ! Thôi,đành ăn cho xong vậy! Bài tập 4: Trong các câu sau đây trích “ Đôn ki hô tê” của Xéc van tet , câu nào không sử dụng tình thái từ? A.Những tên khổng lồ nào cơ? B. Tôi đã chẳng bảo ngài phải cẩn thận đấy ư ! C. Giúp tôi với , lạy Chúa ! D. Nếu vậy , tôi chẳng biết trả lời ra sao. ( Đáp án đúng) Bài tập 5: Thảo luận nhóm hãy đặt câu với những từ tình thái sau đây : chứ , nhé , nhỉ , ư . Bài tập về nhà : Học thuộc hai phần ghi nhớ và làm bài tập Bài tập 2 trang82, 83 (phần g, h) .Bài tâp 4,5 trang 83 SGK Soạn bài tiết 28 luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Bài tập 6. Những tình thái từ được in đậm trong các câu sau thuộc nhóm từ tình thái nào? 1) Bác trai đã khá rồi chứ ? 2) Ông tưởng mày chết đêm qua , còn sống đấy à ? 3) U bán con thật đấy ư ? 4) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? A. Tình thái từ cầu khiến B. Tình thái từ nghi vấn C. Tình thái từ cảm thán D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm . ( Đáp án đúng)
File đính kèm:
- GA_Ngu_Van8_t_06.ppt