Bài giảng Tiết 27-28: thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Câu1: Xác định nghĩa của từ “ mặt” trong các lần dùng dưới đây? Chỉ ra đâu là nghĩa gốc, nghĩa chuyển?

a.Sương in mặt tuyết pha thân

b.Làm cho rõ mặt phi thường

(Truyện Kiều- Nguyễn Du)

 

ppt30 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 27-28: thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27-28: THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG Kiểm tra bài cũ Câu1: Xác định nghĩa của từ “ mặt” trong các lần dùng dưới đây? Chỉ ra đâu là nghĩa gốc, nghĩa chuyển? a.Sương in mặt tuyết pha thân b.Làm cho rõ mặt phi thường (Truyện Kiều- Nguyễn Du) -Xét nghĩa của từ “mặt”: +Mặt(a): gợi tả Đạm Tiên hiện ra trên mặt còn đọng sươngnghĩa gốc +Mặt (b): biểu trưng cho danh dự, thể diện của Từ Hảinghĩa chuyển Như vậy: Một từ có thể có nhiều nghĩa . Trong đó: + Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. + Nghĩa chuyển: Là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Câu2:So sánh nghĩa của từ “quả” và từ “trái” trong hai ví dụ sau. Từ đó phân loại từ đồng nghĩa! a.Rủ nhau xuống bể mò cua Đem về nấu quả mơ chua trên rừng (Ca dao) b.Chim xanh ăn trái xoài xanh Ăn no tắm mát đậu cành cây đa (Ca dao) Nghĩa của từ quả và trái giống nhau hoàn toàn. - Phân loại: 2 loại + Đồng nghĩa hoàn toàn ( không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa). + Đồng nghĩa không hoàn toàn ( có sắc thái nghĩa khác nhau).  Như vậy, từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có hai loại từ đồng nghĩa: đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn Bài tập 1: a. Trong câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo (Nguyễn Khuyến), từ lá được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy xác định nghĩa đó? b. Trong tiếng Việt, từ lá còn được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau trong những trường hợp sau: - lá gan, lá phổi, lá lách,... - lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài,... - lá cờ, lá buồm,... - lá cót, lá chiếu, lá thuyền,... - lá tôn, lá đồng, lá vàng,... Hãy xác định nghĩa của từ lá trong mỗi trường hợp kể trên, cho biết cơ sở và phương thức chuyển nghĩa của từ lá. I.THỰC HÀNH VỀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA TỪ Lưu ý: Nghĩa gốc là nghĩa có đầu tiên. Giữa nghĩa gốc và hình thức âm thanh của từ có mối quan hệ không có lí do: không thể giải thích được vì sao lại dùng âm thanh đó để biểu hiện nghĩa đó. Trong bài Câu cá mùa thu, tất cả các từ đều được dùng với nghĩa gốc, không có từ nào dùng theo nghĩa chuyển. Bài tập 1: a. Trong câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo, từ lá được dùng theo nghĩa gốc. Đó là nghĩa: chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu xanh, thường có hình dáng mỏng, có bề mặt. Nghĩa của từ này có ngay từ đầu khi từ lá xuất hiện trong tiếng Việt. Bài tập 1: b. Các trường hợp sử dụng khác của từ lá: - lá dùng với các từ chỉ bộ pận cơ thể người: lá gan, lá phổi, lá lách,... - lá dùng với các từ chỉ vật bằng giấy: lá thư, lá đơn, lá phiếu, lá bài,... - lá dùng với các từ chỉ vật bằng vải: lá cờ, lá buồm,... - lá dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ: lá cót, lá chiếu, lá thuyền,... - lá dùng với các từ chỉ kim loại: lá tôn, lá đồng, lá vàng,.... b. Trong tiếng Việt, từ lá còn được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau trong những trường hợp sau: - lá gan, lá phổi, lá lách,... - lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài,... - lá cờ, lá buồm,... - lá cót, lá chiếu, lá thuyền,... - lá tôn, lá đồng, lá vàng,... Hãy xác định nghĩa của từ lá trong mỗi trường hợp kể trên, cho biết cơ sở và phương thức chuyển nghĩa của từ lá. Tuy trong các trường hợp trên, từ lá được dùng ở các trường nghĩa khác nhau, nhưng vẫn có điểm chung: - Khi dùng với các nghĩa đó, từ lá gọi tên các vật khác nhau, nhưng các vật đó có điểm giống nhau (tương đồng): đó đều là các vật có hình dáng mỏng, dẹt như cái lá cây. - Do đó các nghĩa của từ lá có quan hệ với nhau: đều có nét nghĩa chung (chỉ thuộc tính có hình dáng mỏng như lá cây). Bài tập 1 Bài tập 2: Các từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người (đầu, chân, tay, miệng, óc, tim,...) có thể chuyển nghĩa để chỉ cả con người. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con người. Mẫu: Tay  - Bạc tình nổi tiếng lầu xanh, Một tay chôn biết mấy cành phù dung. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) - Đó là một tay bóng bàn cừ khôi ở lớp tôi. Có nhiều từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận thân thể người, nhưng có thể được chuyển nghĩa để chỉ cả con người. Thường dùng nhất là các từ: tay, chân, đầu, miệng, tim, mặt, lưỡi,.... Ví dụ: - Trinh sát của ta đã tóm được một cái lưỡi. (Ý nói bắt được một tù binh để khai thác tin tức bí mật của đối phương- cái lưỡi là cơ quan nói năng của con người). - Nó thường giữ chân hậu vệ trong đội bóng của trường (cầu thủ). - Nhà ông ấy có năm miệng ăn (năm người) - Giăng- Van- giăng trong truyện Những người khốn khổ là một trái tim nhân hậu (người nhân hậu). - Đó là những gương mặt mới trong làng thơ Việt Nam (người làm thơ). Bài tập 2: Bài tập 3: Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa để chỉ đặc điểm âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chuyển. Mẫu: Ngọt  Nói ngọt lọt đến xương Đắng  Tôi đã xem bộ phim Vị đắng tình yêu. Bài tập 3: Các từ chỉ vị giác là : mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát, bùi,...Một số ví dụ trong đó các từ này chuyển nghĩa để chỉ: - Đặc điểm của âm thanh, lời nói: + Nói ngọt lọt đến xương. + Một câu nói chua chát. + Những lời mời mặn nồng, thắm thiết. - Mức độ của tình cảm, cảm xúc: + Tình cảm ngọt ngào của mọi người làm tôi xúc động. + Nó đã nhận ra nỗi cay đắng trong tình cảm gia đình. + Anh ấy đang mải mê nghe câu chuyện bùi tai. Kết luận: Tính nhiều nghĩa của từ là kết quả của quá trình chuyển nghĩa. Qúa trình chuyển nghĩa được thực hiện theo hai phương thức cơ bản là ẩn dụ và hoán dụ. Đồng thời quá trình chuyển nghĩa gắn với quá trình chuyển tên gọi từ đối tượng này sang đối tượng khác khi người nói cho rằng giữa các đối tượng đó có mối quan hệ nào đó; quan hệ tương đồng (ẩn dụ), quan hệ tương liên (hoán dụ). Bài tập 4: Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu trong câu thơ: Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Giải thích lí do tác giả chọn dùng từ cậy, từ chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa với mỗi từ đó. II. THỰC HÀNH VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA: Bài tập 4: - Từ cậy có từ nhờ là từ đồng nghĩa. Chúng có sự giống nhau về nghĩa: bằng lời nói tác động đến người khác với mục đích mong muốn họ giúp mình làm một việc gì đó. Nhưng cậy khác từ nhờ ở nét nghĩa: dùng cậy thì thể hiện được niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả giúp đỡ của người khác. Do đó, Thúy Kiều dùng từ cậy là thể hiện sự tin tưởng ở Thúy Vân trong sự thay thế mình. - Từ chịu có các từ đồng nghĩa là nhận, nghe, vâng (kết hợp với từ lời) vì đều chỉ sự đồng ý, sự chấp thuận với lời người khác. Tuy thế, các từ đó vẫn có sắc thái khác nhau: + nhận: sự tiếp nhận , đồng ý một cách bình thường. + nghe, vâng: đồng ý, chấp thuận của kẻ dưới đối với người trên, thể hiện thái độ ngoan ngoãn, kính trọng. + Chịu (lời): thuận theo lời người khác, theo một lẽ nào đó mà mình có thể không ưng ý. Thúy Kiều dùng từ chịu để nói rằng việc thay thế là việc có thể Thúy Vân không ưng ý nhưng hãy vì tình chị em mà nhận lời. Chú ý: Từ nhiều nghĩa cần được phân biệt với từ đồng âm: Giống nhau: ở từ nhiều nghĩa và cả ở các từ đồng âm đều có hiện tượng cùng một hình thức âm thanh nhưng nhiều nghĩa. -Khác nhau: Ở từ nhiều nghĩa, các nghĩa có mối quan hệ với nhau tạo nên một hệ thống. Còn ở từ đồng âm, các nghĩa của các từ không có quan hệ nào cả. Bài tập 5: Đánh dấu √ trước từ ngữ thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống trong mỗi câu sau và giải thích lí do lựa chọn. a. Nhật kí trong tù /.../ một tấm lòng nhớ nước. □ phản ánh □ thể hiện □ bộc lộ □ canh cánh □ biểu hiện □ biểu lộ  Chọn canh cánh vì: - Các từ khác, nếu dùng, chỉ nói đến một tấm lòng nhớ nước như một đặc điểm nội dung của tác phẩm Nhật kí trong tù. - Từ canh cánh khắc họa tâm trạng day dứt triền miên của tác giả Hồ Chí Minh. Khi dùng từ canh cánh thì cụm từ chủ ngữ Nhật kí trong tù được chuyển nghĩa: không chỉ thể hiện tác phẩm, mà còn biểu hiện con người, tức tác giả (nhân hóa Nhật kí trong tù). b. Anh ấy không /.../ gì đến việc này. □ dính dấp □ quan hệ □ bộc lộ □ liên hệ □ liên can □ liên lụy  Chỉ có thể dùng ở câu này từ: liên can. Còn các từ khác không phù hợp về ngữ nghĩa hoặc sự kết hợp ngữ pháp. c. Các từ bầu bạn, bạn hữu, bạn, bạn bè đều có nghĩa chung là bạn, nhưng khác nhau ở chỗ: c. Việt Nam muốn làm /.../ với tất cả các nước trên thế giới. □ bầu bạn □ bạn hữu □ bạn □ bạn bè - Bầu bạn có nghĩa khái quát, chỉ cả một tập thể nhiều người, lại có sắc thái gần gũi của khẩu ngữ. Ở câu văn trong bài, chủ ngữ nói đến Việt Nam (số ít) nên không thể dùng từ bầu bạn. - Bạn hữu lại có ý nghĩa cụ thể, chỉ những người bạn thân thiết, cho nên không phù hợp để nói về quan hệ giữa các quốc gia. - Bạn bè cũng có nghĩa khái quát và còn có sắc thái thân mật, nhưng Việt Nam (số ít) nên không thể dùng từ này. Do vậy, câu này chỉ có thể điền từ bạn.  Kết luận hiện tượng đồng nghĩa: Các từ khác nhau, có hình thức âm thanh khác nhau nhưng nghĩa cơ bản giống nhau, chỉ khác biệt về phạm vi sử dụng hoặc khác biệt về sắc thái biểu cảm tu từ. Khi sử dụng cần có sự lựa chọn từ thích hợp về nghĩa, về thái đọ tình cảm và phù hợp với ngữ cảnh III. LUYỆN TẬP: - Bài tập 4/ tr 47 sách bài tập - Bài tập 3/ tr 46 sách bài tập - Bài tập 2/ tr 46 sách bài tập Bài tập 2/46: Trong các câu sau, từ đầu có sự chuyển nghĩa để có những nghĩa như thế nào? a. Cá kể đầu, rau kể mớ. (Tục ngữ) b.Ngoài đầu cầu nước trong như lọc Đường bên cầu cỏ mọc còn non.. (Chinh phụ ngâm) c. Đầu súng, trăng treo. (Chính Hữu, Đồng chí) d. Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm. (Tục ngữ) e. Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) g. Miếng trầu là đầu câu chuyện (Tục ngữ) Bài tập 2/46: Khi dùng trong những trường hợp này, nghĩa của từ đầu đã có sự chuyển đổi: a. Dùng theo nghĩa gốc: chỉ bộ phận trước hết của con cá có chứa não. b. Chỉ vị trí trước hết của một khoảng không gian tính từ cái cầu (đầu cầu). c. Chỉ vị trí trên hết của một vật thể (đầu súng). d. Chỉ vị trí trước hết của một khoảng thời gian (đầu năm). e. Chỉ vị trí trên hết của đứa con trong gia đình (con đầu lòng). g. Chỉ ví trí trước hết trong diễn biến của câu chuyện (đầu câu chuyện).  Sự chuyển nghĩa từ đầu trong những trường hợp này diễn ra theo phép ẩn dụ. Tất cả đều dựa trên quan hệ tương đồng: vị trí trước hết, trên hết. Câu 3/46: Xác định biện pháp chuyển nghĩa của những từ in đậm trong các câu sau: a. Sống trong cát, chết vùi trong cát Những trái tim như ngọc sáng ngời. .............................................................................................. (Tố Hữu) b. Đội du kích có ba mươi lăm tay súng. c. Phát hiện ra vấn đề tinh vi ấy, thật là một đôi mắt sáng suốt. Câu 3/46: Có sự chuyển nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể theo phép hoán dụ: lấy bộ phận cơ thể để chỉ cả con người. a. Trái tim: chỉ những con người mà cuộc đời là những tấm gương sáng, khi sống cũng như khi chết, mặc dù cuộc đời rất bình dị. b. Tay súng: chỉ những người du kích, cầm trên tay khẩu súng đánh giặc. c. Đôi mắt: chỉ những người sáng suốt, nhìn ra những điều chi tiết, tinh vi. Câu 4/47. Đánh dấu x vào những từ ngữ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong các câu sau: a. Xã hội cần /.../ trẻ em và những người tàn tật, già yếu. □ săn sóc □ chăm sóc □ chăm chút □ trông nom b. Vườn hồng ai dám /.../ chim xanh □ ngăn cản □ ngăn rào □ chặn đường □ chặn lối Câu 4/47: a. chăm sóc b. ngăn rào. Củng cố kiến thức: 1. Lựa chọn từ thích hợp điền vào 2 dòng thơ sau. Cho biết tại sao em lại dùng từ đó? “ Lòng quê.... với con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. ( Tràng giang – Huy Cận) Rờn rợn c. dờn dợn dợn dợn d. rợn rợn 2.Tìm trong giao tiếp hàng ngày, những cách nói có hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Dặn dò: Nắm vững kiến thức đã ôn trong bài Sọan bài mới: ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI + Đọc bài mới + Trả lời những câu hỏi Hướng dẫn học bài. XIN CẢM ƠN

File đính kèm:

  • pptthuc hanh nghia cua tu trong su dung.ppt
Giáo án liên quan