Bài giảng Tiết: 26- Truyện Kiều của Nguyễn Du

I. Nguyễn Du

1.Cuộc đời tác giả:

* Tên tuổi:

- Tên chữ: Tố Như

- Hiệu :Thanh Hiên

- Sinh:03/01/1765

 

ppt27 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết: 26- Truyện Kiều của Nguyễn Du, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔ NGỮ VĂN PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN THANH KHÊ -TP ĐÀ NẴNG Trường THCS CHU VĂN AN Giáo viên: Nguyễn Thị Tuyết Tiết: 26 Truyện Kiều của NguyễnDu Nội dung chính I. Nguyễn Du 1. Cuộc đời tác giả 2. Sự nghiệp văn học II. Truyện Kiều 1. Tên và lai lịch Truyện Kiều 2. Tóm tắt truyện 3. Giá trị nội dung, nghệ thuật 4. Sức sống của Truyện Kiều 5. Hạn chế Tiết:26 Truyện Kiều của Nguyễn Du I. Nguyễn Du 1.Cuộc đời tác giả: * Tên tuổi: - Tên chữ: Tố Như - Hiệu :Thanh Hiên - Sinh:03/01/1765 * Gia đình: - Đại quý tộc - Cha là Nguyễn Nghiễm - Mẹ là Trần Thị Tân Xứ Kinh Bắc – quê mẹ của Nguyễn Du Đền thờ Nguyễn Nghiễm tại Nghi Xuân – Hà Tĩnh Quê hương Thái Bình – nơi Nguyễn Du đã từng sống. * Bản thân và thời đại: - Chứng kiến sự thối nát của chế độ phong kiến. - Hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân. - Năm 1813 đi sứ sang Trung Quốc. - Năm 1820 chuẩn bị đi sứ lần 2 thì ông bệnh và mất. I.Tác giả: Nguyễn Du (1765- 1820) 1.Cuộc đời tác giả * Tên tuổi * Gia đình * Bản thân và thời đại 2 .Sự nghiệp văn học: * Tác phẩm chữ Hán Thanh Hiên thi tập Nam trung tạp ngâm Bắc hành tạp lục * Tác phẩm chữ Nôm: - Truyện Kiều - Văn chiêu hồn - Văn tế hai cô gái Trường Lưu - Bài thơ thác lời trai phường Nón Sự nghiệp văn học Chữ Hán Chữ Nôm 243 bài - Thanh Hiên thi tập - Nam trung tạp ngâm - Bắc hành tạp lục - Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) - Văn chiêu hồn Tầm vóc của thiên tài văn học Nguyễn Du là ở cả sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, đặc biệt là kiệt tác Truyện Kiều. Từ tác phẩm này, Nguyễn Du là người có công đầu trong việc phát triển nền thơ ca dân tộc bằng chữ Nôm. II.Truyện Kiều: 1. Tên và lai lịch của Truyện Kiều * Tên: Đoạn trường tân thanh Trang bìa Kim Vân Kiều Truyện (Đoạn Trường Tân Thanh) Trang đầu Kim Vân Kiều Truyện * Lai lịch - Được viết theo “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Kim Vân Kiều truyện (Bản cổ) Tái bản 2.Tóm tắt truyện ( 3254 câu lục bát ) a. Gặp gỡ và đính ước b. Gia biến và lưu lạc c. Đoàn tụ a. Gặp gỡ và đính ước Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân trong tiết Thanh minh, Thuý Kiều gặp chàng Kim Trọng “phong tư tài mạo tuyệt vời” . Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng đã gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau. Được lời như cởi tấm lòng Giở kim thoa với khăn hồng trao tay Trong khi Kim Trọng về quê chịu tang, Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Thuý Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào Lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Nhưng rồi Kiều bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đày đoạ. Thuý Kiều phải trốn đến nương nhờ cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà- kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào Lầu xanh. Ở đây, Thuý Kiều gặp Từ Hải. một anh hùng“ đội trời đạp đất”. Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thuý Kiều phải hầu đàn, hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường. Nhưng nàng được sư Giác Duyên cứu và lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật. b. Gia biến và lưu lạc Rường cao rút ngược dây oan Dẫu là đá cũng nát gan, lọ người! Một lần sau trước cũng là Thôi thì mặt khuất, chẳng thà lòng đau! c. Đoàn tụ Sau nửa năm về Liêu Dương chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều bị bị tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng đau đớn vô cùng. Tuy kết duyên với Thuý Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nào nguôi được mối tình say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Thuý Kiều. Nhờ gặp được sư Giác duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “duyên đôi lưa cũng là duyên bạn bầy “. Cảnh đoàn viên Giá trị nội dung và nghệ thuật a. Giá trị nội dung: * Giá trị nhân đạo: - Đề cao tình yêu tự do. - Khát vọng công lý. - Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người. “ Cửa ngoài vội rủ rèm the Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” Thúy Kiều Từ Hải * Giá trị hiện thực: Lên án các thế lực chà đạp lên con người: +.Đồng tiền +.Quan lại +.Nhà chứa Mã Giám Sinh Hồ Tôn Hiến Tú Bà b. Giá trị nghệ thuật: * Thể loại: Thơ lục bát * Kết cấu: Ba phần hợp lí mạch lạc. * Xây dựng nhân vật điển hình. *Ngôn ngữ: Giản dị mà sang trọng, dân gian mà bác học. “ Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” “Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng” “ Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi đau đớn đến đứt ruột. Tố Như sử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đậm tình đã thiết. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy.” ( Mộng Liên Đường). “ Sen tàn cúc lại nở hoa Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân” 4. Sức sống của Truyện Kiều: - Dự báo cuộc đời: Bói Kiều - Ca nhạc dân gian: ca trù, lẩy Kiều, vịnh Kiều,… * Đạt 5 kỉ lục thế giới và 7 kỉ lục Việt Nam. 5. Hạn chế: Chịu ảnh hưởng của tư tưởng đạo Nho (Thuyết “Tài mệnh tương đố”). Hình bìa quyển Kim Vân Kiều xuất bản tại Pháp do họa sĩ người Nhật Sekiuchi vẽ. Nội dung chính: I. Nguyễn Du 1. Cuộc đời tác giả 2. Sự nghiệp văn học II. Truyện Kiều 1. Tên và lai lịch của Truyện Kiều 2. Tóm tắt truyện 3. Giá trị nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều 4. Sức sống của Truyện Kiều 5. Hạn chế Nguyễn Du là thiên tài văn học, danh nhân văn hoá, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. Truyện Kiều là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc. Ghi nhớ Tiết học đến đây là kết thúc! Cám ơn quý thầy cô và các em học sinh!

File đính kèm:

  • pptTiet 26 - TUYET.ppt
Giáo án liên quan