Bài giảng Tiết: 23 Văn bản Hoàng lê nhất thống chí

Quân Thanh kéo vào Thăng Long, tướng Tây Sơn là Ngô Văn Sở lui quân về vùng núi Tam Điệp. Được tin Quang Trung rất giận, bèn họp tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng nghe mọi người đến họp khuyên Ông đã lên ngôi vua ở Phú Xuân, tự đốc xuất đại binh nhằm ngày 25 tháng Chạp năm 1788 tiến quân ra Bắc diệt Thanh. Dọc đường vua Quang Trung cho kén thêm quân lính, mở cuộc duyệt binh lớn, chia quân thành các đạo, chỉ dụ tướng lĩnh, mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng Chạp. Hẹn đến ngày mùng 7 Tết thắng giặc mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long. Đội quân của Quang Trung đánh đến đâu thắng đến đấy, khiến quân Thanh đại bại. Ngày mùng 3 Tết quân Tây Sơn công phá đồn Hà Hồi, sáng sớm ngày mùng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi, trưa mùng 5 Tết tiến binh đến Thăng Long. Tướng Thanh là Tôn Sĩ Nghị vội vã tháo chạy về nước, vua Lê Chiêu Thống cùng gia quyến vội vã chạy trốn theo.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 23 Văn bản Hoàng lê nhất thống chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra Bài cũ : 1. Bọn quan lại hầu cận trong phủ Chúa đã nhũng nhiễu nhân dân bằng những thủ đoạn nào ? - Ban ngày, dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh... Thì biên hai chữ “ phụng thủ “ - Đêm đến chúng sai người lấy phăng đi rồi buộc cho họ tội giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền. - Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá chúng phá nhà hủy tường để khiêng ra. Một lũ nịnh bợ tham lam lộng hành lợi dụng quyền Chúa để vơ vét của cải nhân dân. Tiết: 23 1. Tác giả. Nêu hiểu biết của em về tác giả Hoàng Lê Nhất Thống Chí ? - Dòng họ Ngô Thì ở làng tả Thanh Oai – Hà Tây viết. - Ngô Thì Chí ( 1753 – 1788 ) viết 7 hồi đầu. - Ngô Thì Du ( 1772 – 1840 ) viết 7 hồi tiếp. - 3 hồi khác do một người khác viết. Nêu những nét chính về tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí ? -Tác phẩm viết bằng chữ Hán, có quy mô lớn gồm 17 hồi. - Nội dung: Ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê và tái hiện lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. 2. Tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Tác phẩm được viết theo thể văn nào ? Tại sao tác phẩm lại có tên là Hoàng Lê Nhất Thống Chí ? Chí là thể văn ghi chép lại sự vật, sự việc. Đây là thể văn vừa có tính chất văn học vừa có tính chất lịch sử. Tên tác phẩm có nghĩa là: Cuốn sách gi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê viết theo thể chí. Tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí được coi là Tiểu thuyết lịch sử chương hồi vì: Nội dung: Viết về những sự kiện lịch sử, chịu ảnh hưởng lối viết của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc. Hình thức: Có kết cấu, nghệ thuật khắc họa nhân vật, cách miêu tả, tự sự lại rất đậm chất tiểu thuyết. Trả lời 3. Hồi thứ 14 Hãy tóm tắt Hồi thứ 14 ? a. Tóm tắt. Quân Thanh kéo vào Thăng Long, tướng Tây Sơn là Ngô Văn Sở lui quân về vùng núi Tam Điệp. Được tin Quang Trung rất giận, bèn họp tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng nghe mọi người đến họp khuyên Ông đã lên ngôi vua ở Phú Xuân, tự đốc xuất đại binh nhằm ngày 25 tháng Chạp năm 1788 tiến quân ra Bắc diệt Thanh. Dọc đường vua Quang Trung cho kén thêm quân lính, mở cuộc duyệt binh lớn, chia quân thành các đạo, chỉ dụ tướng lĩnh, mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng Chạp. Hẹn đến ngày mùng 7 Tết thắng giặc mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long. Đội quân của Quang Trung đánh đến đâu thắng đến đấy, khiến quân Thanh đại bại. Ngày mùng 3 Tết quân Tây Sơn công phá đồn Hà Hồi, sáng sớm ngày mùng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi, trưa mùng 5 Tết tiến binh đến Thăng Long. Tướng Thanh là Tôn Sĩ Nghị vội vã tháo chạy về nước, vua Lê Chiêu Thống cùng gia quyến vội vã chạy trốn theo. b. Chú giải. Theo dõi Sách Giáo Khoa c. Nội dung. Hồi thứ 14 ghi lại sự kiện lịch sử nào ? Trả lời Ghi lại sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào mùa xuân năm 1789, lập nên triều đại Tây Sơn. Phản ánh bộ mặt thảm hại của bọn cướp nước và bán nước. d. Phương thức biểu đạt. Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào ? Tự sự kết hợp với miêu tả và nghị luận. TRả lời e. Bố cục. Qua phần tóm tắt ta thấy văn bản được tách thành 3 sự việc chính. Đó là những sự việc nào ? Hãy tách đoạn theo sự việc trên ? Phần 1. Từ đầu đến lên đường ra Bắc. Quang Trung chuẩn bị tiến quân ra Bắc. Phần 2. Tiếp cho đến kéo vào thành. Quang Trung đại phá quân Thanh. Phần 3. Tiếp cho đến hết. Số phận tướng lĩnh nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống. 1. Quang Trung chuẩn bị tiến quân ra Bắc. Khi Bắc Bình Vương được tin cấp báo quân Thanh đã đến Thăng Long, Ông đã có phản ứng như thế nào ? Nghe tin: Giận lắm, họp tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay. Khi mọi người đến họp đã khuyên Ông điều gì ? Ông đã hành động như thế nào ? Nghe lời tướng sĩ lên ngôi Hoàng đế, sau đó hạ lệnh xuất quân ( 25/12/1788 ) Qua thái độ và hành động trên tính cách nào của vua Quang Trung được bộc lộ ? Ngay thẳng, cương trực, căm ghét bọn xâm lược và những kẻ bán nước. Khi nghe mọi người đến họp khuyên Quang Trung đã có nghe lời tướng sĩ, lên ngôi Hoàng đế... Việc làm đó chứng tỏ Ông là con người như thế nào ? Thấu hiểu lẽ phải, có ý chí quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược. * Khi mới nghe tin: * Ngày 29 tháng 12 đến Nghệ An: Ngày 29 tháng 12 Quang Trung đã đến địa danh nào ? ở đây Ông đã có những việc làm gì ? Gặp người cống sĩ ở Nga Sơn hỏi việc đánh giặc. Kén lính ở Nghệ An và mở cuộc duyệt binh lớn. Sắp xếp đội ngũ và truyền cho quân sĩ ngồi nghe lệnh và dụ họ. Chỉ trong vòng ngày 29 Quang Trung làm được bao nhiêu là việc lớn. Những việc làm đó cho thấy Ông là một người luôn hành động như thế nào ? Hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Quan sát lời chỉ dụ của vua Quang Trung với quân sĩ trong SGK trang 66 em thấy nội dung lời chỉ dụ nêu lên những gì ? Khẳng định chủ quyền đất nước. Nêu lên dã tâm của giặc phương Bắc. Tự hào về công lao đánh giặc ngoại xâm của cha ông. Tin tưởng vào chính nghĩa của cuộc hành binh diệt Thanh và kêu gọi quân sĩ đánh giặc. Ra kỷ luật đối với quân sĩ. Từ lời dụ quân sĩ trên em thấy tài năng nào của Nguyễn Huệ được bộc lộ ? Tài khích lệ quân sĩ.Trí tuệ sáng suốt và nhạy bén. * Ngày 30 tháng 12 năm 1788 Sau khi mở cuộc duyệt binh vào ngày 29 ở Nghệ An. Ngày hôm sau ( 30 Tết ) Quang Trung đã có quyết định gì ? Hạ lệnh xuất quân đến Tam Điệp. Mở tiệc khao quân. Xử trí hai tướng Sở và Lân Hoạch định kế sách đánh giặc và tính kế hoạch ngoại giao sau chiến tranh. Tại Tam Điệp, Quang Trung đã có những việc làm nào ? Tối 30 Tết thì lên đường tiến quân ra Thăng Long. Tại Tam Điệp, Quang Trung đã xử trí 2 tướng Sở và Lân như thế nào ? Từ cách xử trí ấy nói với em về một con người có phẩm chất như thế nào ? Năng lực tiên đoán chính xác của một nhà quân sự có tài. Tầm nhìn xa trông rộng, một nhà chính trị có tư tưởng hòa bình. Nhạy bén, sáng suốt, độ lượng và công minh trong việc xét đoán bề tôi. Việc Quang Trung nói với tướng sĩ về kế hoạch ngoại giao với nhà Thanh sau chiến tranh cho thấy đây là một vị vua có tấm nhìn và tư tưởng như thế nào ? Hành động mở tiệc khao quân, cho quân ăn Tết trước và tối 30 Tết lập tức lên đường cùng lời hứa hẹn đón năm mới ở Thăng Long vào ngày mùng 7 Tết cho thấy năng lực đặc biệt nào ở vị vua này ? Qua phần 1 hình ảnh vua Quang Trung được tái hiện lên bằng biện pháp nghệ thuật nào ? Các biện pháp nghệ thuật ấy nói với em về một vị vua như thế nào ? Kể bằng hành động, sự việc, lời nói cụ thể. Là một vị vua yêu nước, sáng suốt, có tài cầm quân. Bài 1 Theo em, có thể gọi Hoàng Lê Nhất Thống Chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử vì những lý do nào trong các lý do sau ? C. Vì các nhân vật lịch sử nổi lên trong tác phẩm như là những hình tượng văn học sinh động. A. Vì truyện này liên quan đến sự thật lịch sử. B. Vì sự thật lịch sử được ghi chép dưới hình thức tiểu thuyết. D. Vì đã tạo dựng được hình ảnh người anh hùng Quang Trung rất khác thường. E. Vì là một tác phẩm hay. A. Vì truyện này liên quan đến sự thật lịch sử. B. Vì sự thật lịch sử được ghi chép dưới hình thức tiểu thuyết. C. Vì các nhân vật lịch sử nổi lên trong tác phẩm như là những hình tượng văn học sinh động. Qua phần I em cảm nhận được điều gì từ người anh hùng Quang Trung ? Bài 2

File đính kèm:

  • pptHoang Le Nhat Thong Tri.ppt