Bài giảng tiết 18- Xưng hô trong hội thoại

KIỂM TRA BÀI CŨ

? Em hãy cho biết mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp, qua đó khi giao tiếp cần chú ý điều gì?

 

? Tình huống: Một thầy giáo bước vào lớp, cả lớp đứng lên chào.Thầy giáo ra hiệu chào các em rồi hỏi:

Đây có phải là lớp 9A không các em?

Bỗng có một em đứng lên trả lời:

Không phải.

Vì đã đến giờ vào lớp nên thầy giáo nói lời cảm ơn rồi đi ra.

 

? Em học sinh đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Em hãy chữa lại cho đúng.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 18- Xưng hô trong hội thoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Nguyễn Thiên Hùng Đơn vị công tác: Trường THCS Vân Côn KIỂM TRA BÀI CŨ ? Em hãy cho biết mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp, qua đó khi giao tiếp cần chú ý điều gì? ? Tình huống: Một thầy giáo bước vào lớp, cả lớp đứng lên chào.Thầy giáo ra hiệu chào các em rồi hỏi: Đây có phải là lớp 9A không các em? Bỗng có một em đứng lên trả lời: Không phải. Vì đã đến giờ vào lớp nên thầy giáo nói lời cảm ơn rồi đi ra. ? Em học sinh đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Em hãy chữa lại cho đúng. I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô. 1/ Từ ngữ xưng hô. Tiết 18 XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI tôi, ta, tớ... chúng tôi, chúng ta, chúng tớ... mày, mi.... chúng mày, bọn mi... nó, hắn... chúng nó, họ... *Xưng hô theo ngôi. *Xưng hô theo quan hệ. + Gia đình: + Xã hội: *Xưng hô theo quan hệ tình cảm và hoàn cảnh giao tiếp. bố, mẹ, chú, bác, cô, dì, cậu, mợ, anh, chị… Bạn, đồng chí,... mày – tao; ông (bà) – tôi... + Suồng sã: mình, tớ - cậu, ... + Thân mật: + Trang trọng: quý vị, quý ông, quý bà, bạn ... * Xưng hô bằng từ chỉ nghề nghiệp: Bác sĩ, thầy giáo, cô giáo…. 2. Hiện tượng gộp ngôi: a, Ngôi gộp: Chỉ một nhóm ít nhất là hai người, trong đó có cả người nói và người nghe. VD: Ngày mai, chúng ta đi học từ 6 giờ nhé. b, Ngôi trừ: Chỉ một nhóm ít nhất là hai người, trong đó có người nói nhưng không có người nghe. VD: Ngày mai, chúng em làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự. 1. Hiện tượng kiêm ngôi (một từ có thể dùng nhiều ngôi) VD: Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng ( Việt Bắc – Tố Hữu) * Chú ý : 3. Hiện tượng thay ngôi VD: Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. (Tắt đèn – Ngô Tất Tố) THẢO LUẬN NHÓM (2 PHÚT) ? Em hãy tìm một số từ ngữ xưng hô được sử dụng trong đời sống, hoặc trong thơ, văn và nhận xét việc sử dụng từ ngữ xưng đó?. Tiết 18 XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô. 1/ Từ ngữ xưng hô. 2/ Việc sử dụng từ ngữ xưng hô. a/ Dế Choắt nhìn tôi mà rằng: - Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang… Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng: - Hức ! Thông ngách sang nhà ta ? Dễ nghe nhỉ ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết ! Tôi về, không một chút bận tâm. b/ Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng: Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này ! Tôi hối lắm ! Tôi hối hận lắm. Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Bài tập 6 SGK * Cai lệ xưng hô với vợ chồng chị Dậu: Ông – mày, thằng kia Thể hiện sự trịch thượng, hống hách của một kẻ có vị thế, quyền lực với một người dân. * Chị Dậu xưng hô với cai lệ và người nhà lí trưởng: + Cháu - ông (hạ mình, nhẫn nhục) + Tôi - ông (ngang hàng) + Bà - mày (bề trên với kẻ dưới) Sự thay đổi cách xưng hô thể hiện sự thay đổi thái độ và hành vi ứng xử của chị Dậu. Đó là sự phản kháng quyết liệt của một con người bị dồn đến bước đường cùng. 2/ Việc sử dụng từ ngữ xưng hô. Tiết 18 XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô. 1/ Từ ngữ xưng hô. Tiết 18 XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô. 1/ Từ ngữ xưng hô. 2/ Việc sử dụng từ ngữ xưng hô. 3/ Ghi nhớ (SGK trang 39) II. Luyện tập. Bài tập 4 SGK Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện sau. Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là... Người thầy giáo hoảng hốt: Thưa ngài, ngài là... Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào... thầy thầy thầy thầy con Con ngài ngài * Vị tướng: xưng “con” – hô (gọi) “thầy”  Kính trọng, biết ơn thầy * Thầy: Gọi vị tướng là “ngài”  Tôn trọng cương vị hiện tại của vị tướng Cả hai người đều thể hiện cách đối nhân xử thế đáng để học tập. Bài tập 5 SGK. Đọc đoạn trích sau: Đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” đến nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi: Tôi nói, đồng bào nghe rõ không? Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm : Co…o…ó…! Từ giây phút đó, Bác cùng với cả biển người đã hòa làm một… * “Tôi” - “đồng bào”: Tạo cho người nghe cảm giác gần gũi thân thiết, không có khoảng cách, đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân => Thể hiện quan hệ dân chủ trong chế độ mới. Củng cố, dặn dò: - Làm hoàn thiện bài tập 1, 2, 3 (sgk- …) - Học bài, chuẩn bị bài “ Sự phát triển của từ vựng”.

File đính kèm:

  • pptTiet 18 Xung ho trong hôi thoai.ppt
Giáo án liên quan