* Nguyễn Huy Tưởng(1912-1960)quê ở xã Dục Tú,huyện Đông An,Hà Nội,viết văn từ trước 1945.
* Sáng tác của ông đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử.
* Từ sau Cách mạng tháng Tám,ông là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng,có nhiều đóng góp trong việc phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến với những tác phẩm đậm chất anh hùng và không khí lịch sử.
* Nguyễn Huy Tưởng còn viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, được bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích.
* Năm 1996,ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
22 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng tiết 162- 163: Bắc Sơn (Trích hồi bốn), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 162-163 Ngữ văn lớp 9 ( Trích hồi bốn) Nguyễn Huy Tưởng GV:Bùi Thị Chất Minh THCS Gia Sàng Tp TN Kiểm tra : Ở lớp 8, em đã học tác phẩm kịch của nhà văn nào ? Nói về vấn đề gì ? (Kịch trung đại) Tác giả:*Nguyễn Huy Tưởng* Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trên giường bệnh.Ký họa của Trần Văn Lâm. Ký họa Nguyễn Tư Nghiêm vẽ tặng nhà văn. Chân dung Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Huy Tưởng(1912-1960)quê ở xã Dục Tú,huyện Đông An,Hà Nội,viết văn từ trước 1945. Sáng tác của ông đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử. Từ sau Cách mạng tháng Tám,ông là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng,có nhiều đóng góp trong việc phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến với những tác phẩm đậm chất anh hùng và không khí lịch sử. Nguyễn Huy Tưởng còn viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, được bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích. Năm 1996,ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. I. giới thiệu tác giả, tác phẩm 1. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960), quê Hà Nội. Là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng. Một số tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng: Tiểu thuyết: ***Đêm hội Long Trì,An Tư cơng chúa,Truyện Anh Lục,Bốn năm sau,Sống mãi với Thủ Đơ,Lá cờ thêu sáu chữ vàng về Hồi Văn Hầu Trần Quốc Toản . Kịch: ***Vũ Như Tơ,Cột đồng Mã Viện,Bắc Sơn,Những người ở lại,Anh Sơ đầu quân,Lũy hoa. Truyện và ký sự: ***Truyện phim Lũy hoa (1961), Ký sự Cao Lạng (ký, 1951), Chiến sĩ ca-nơ, An Dương Vương xây thành ốc, Truyện anh Lục, Tìm mẹ, Lá cờ thêu sáu chữ vàng... =>Năm 2006,NXB Thanh Niên tập hợp nhật ký của ơng và phát hành thành mang tên Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng--->Năm 1995,Hội Đồng Nhân Dân thủ đơ Hà Nội đã đặt tên cho một đường phố của thủ đơ là đường Nguyễn Huy Tưởng. Một số tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng: ***Bút tích trang nhật ký viết ngày 2/11/1930 ***Trang bìa cuốn nhật ký viết năm 1938. -Trích vở kịch Bắc Sơn được sáng tác và đưa lên sân khấu đầu năm 1946,trong không khí sôi sục của những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. - Kịch là một trong ba loại hình văn học(tự sự,trữ tình,kịch), đồng thời thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu.Phương thức thể hiện của kịch là bằng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại,độc thoại) và hành động của nhân vật mà không thông qua lời người kể chuyện.Kịch phản ánh đời sống qua những mâu thuẫn, xung đột thể hiện ra thành hành động kịch. - Phân chia các thể loại trong kịch: ca kịch,kịch thơ,hài kịch,bi kịch,chính kịch,kịch ngắn,kịch dài. - Cấu trúc của một vở kịch gồm: hồi,lớp(cảnh);thời gian và không gian kịch. Bắc Sơn là vở kịch nói cách mạng đầu tiên trong nền văn học mới từ sau cách mạng tháng 8-1945.Vở kịch đã có tiếng vang lớn lúc bấy giờ(đầu năm 1946) và tác động đáng kể đến sự chuyển biến của kịch trường.Với vở kịch này,lần đầu tiên hiện thực cách mạng và những con người mới của cách mạng đã được đưa lên sân khấu một cách thành công.Tuy nhiên,tác phẩm cũng không tránh khỏi những hạn chế của nền văn học cách mạng thời kỳ đầu. “Bắc Sơn” là tác phẩm kịch đầu tiên đã thể hiện thành công một sự kiện cách mạng và những nhân vật mới của thời đại: quần chúng và người chiến sĩ cách mạng.Vở kịch được đánh giá là sự khởi đầu cho nền kịch cách mạng trên sân khấu nước nhà.” Lớp I: học SGK trang 159. Cuộc đối thoại giữa Thơm và Ngọc,trước khi Ngọc cùng đồng bọn lùng bắt Thái và Cửu-hai người cách mạng đang trốn tránh,sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.Mặc dù Ngọc cố quanh co,lừa dối,nhưng Thơm vẫn nghi ngờ và đã dần nhận ra bộ mặt phản động của y.Cô càng đau xót ân hận khi nghĩ đến cái chết của cha và em trai,tình cảnh điên dại bỏ nhà đi lang thang của mẹ. Lớp II: Cuộc đối thoại giữa Thơm,Thái và Cửu.Trong khi Thái và Cửu đang bị Ngọc cùng đồng bọn lùng bắt khắp nơi thì vô tình Thái và Cửu lại chạy nhầm vào nhà vợ Ngọc-Thơm khi cô đang ở nhà một mình.Nhưng lạ thay, Thơm lại không bắt Thái và Cửu ,trái lại cô còn cố gắng bảo vệ và chỉ cách cho Thái và Cửu chạy vào buồng nhà mình để trốn.Thơm đã tìm cách dò xét để đánh lạc hướng sự truy đuổi của y.Thơm đã thể hiện bản chất mưu trí,khôn ngoan và mau lẹ của minh nhằm giúp đỡ Thái và Cửu bất chấp sự nguy hiểm. Lớp II: Cuộc đối thoại giữa vợ chồng Thơm và Ngọc.Ngọc vẫn cố ra sức và quyết tâm truy lùng và bắt bằng được Thái và Cửu để lấy tiền.Chính vì thế , Ngọc càng thể hiện rõ bản chất xảo trá, mưu mô,bọn phản cách mạng,Việt gian xấu xa của mình. Thơm đau xót,bị giày vò khi dần nhận biết rằng Ngọc-chồng mình làm tay sai cho địch,dẫn quân Pháp về đánh úp lực lượng khởi nghĩa, một hành động bán nước.Do vậy,sau nhiều lần đấu tranh tư tưởng,đau xót,ân hận và day dứt,Thơm đã dứt khoát đứng hẳn về phía cách mạng. Tĩm tắt 1) Xung đột kịch và tình huống kịch: Xung đột cơ bản: giữa lực lượng cách mạng và Việt gian(kẻ thù),được thể hiện qua sự đối đầu giữa Ngọc cùng đồng bọn với Thái và Cửu. Ngoài ra,còn có sự xung đột giữa vợ chồng Thơm và Ngọc.--->thể hiện xung đột nội tâm của Thơm. Thái và Cửu: những chiến sĩ cách mạng bị bọn kẻ thù,tiêu biểu là Ngọc truy lùng để bắt nhưng không may lại chạy nhầm vào nhà của Thơm-vợ Ngọc. Ngọc: quyết tâm bắt sống Thái và Cửu để lấy tiền ---> cho thấy tội ác của Ngọc,bộ mặt phản động của y lộ rõ. +Hai cái thằng tướng cướp……...xong rồi/163. Thơm: ra sức giúp Thái và Cửu trốn thoát bất chấp sự nguy hiểm --->là bước ngoặt lớn khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng. +Thái cùng một…...ngũ cách mạng/165. 2) Tâm trạng và hành động của Thơm: ***Thơm là vợ Ngọc,một nho lại trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp,quen sống an nhàn và đứng ngoài phong trào khởi nghĩa--->vẫn còn lòng trung thực, tự trọng của một người con gái dân tộc Tày ở Bắc Sơn. - Hoàn cảnh : Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp,cha và em trai hy sinh Mẹ bỏ đi ,Thơm đau xót,ân hận,và day dứt khôn xiết. - Còn một người thân duy nhất là Ngọc (chồng) + Sống an nhàn, được chồng chiều chuộng (sắm sửa, may mặc …) - Tâm trạng : Luôn day dứt, ân hận về cha, mẹ. Thơm vẫn sống như một người vợ hiền của Ngọc,cô sống như bình thường,không có chuyện gì xảy ra một cách bình thản. - Thái độ với chồng : + Băn khoăn, nghi ngờ chồng làm Việc gian + Tìm cách dò xét + Cố nín chút hi vọng về chồng … Nhưng càng ngày,sự băn khoăn nghi ngờ đối với Ngọc càng tăng trong cuộc đối thoại giữa cô và Ngọc trong lớp III,rồi từ đây chút hy vọng của cô không còn vì cô nhận ra tội ác của Ngọc,Thơm đau xót,ray rứt. - Hành động : Khi Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà,cô không bắt,không khai báo họ mà lại tìm cách che giấáu Thái, Cửu (chiến sĩ cách mạng) ngay trong buồng của mình. và giúp họ trốn thoát. + Khôn ngoan che mắt Ngọc để bảo vệ cho hai chiến sĩ cách mạng. => Là người có bản chất trung thực, lòng tự trọng, nhận thức về cách mạng nên đã chuyển biến thái độ. --->Chính từ đây,Thơm đã nhận ra bộ mặt thật của Ngọc-một người phản cách mạng,một kẻ xấu xa,độc ác. =>Thật đáng thương ,khi vẻ đẹp lương thiện,chân chất của Thơm lại phải sống với một người chồng như thế.Cô thật bất hạnh nhưng chính sự chín chắn,Thơm đã kịp thời hành động. =>Tình huống bất ngờ,căng thẳng,gây cấn,tác giả đã làm bộc lộ đời sống nội tâm của nhân vật Thơm và những hành động dứt khoát và cô đứng hẳn về phía cách mạng. 3) Nhân vật Ngọc,Thái và Cửu: -Thái là những cán bộ cách mạng luôn bình tĩnh,sáng suốt trong mọi tình huống,đặc biệt là những tình huống hiểm nghèo,éo le. -có lòng tin vào những phẩm chất và bản chất tốt đẹp của quần chúng ,tiêu biểu là Thơm. +Tôi biết cô Thơm…thật chứ./161 -Cửu thì hăng hái nhưng lại nóng nảy và thiếu quyết đoán,thiếu sự chín chắn--->anh còn định bắn cả cô Thơm do không tin tưởng cô. +Nhầm rồi…(chĩa súng định bắn)./160 +Tôi không tin…Việt gian./161. *Thái và Cửu: Ngọc: -vốn là nho lại ,địa vị thấp kém trong bộ máy cai trị của bọn thực dân--->ham quyền lực,địa vị và tiền tài. +Hai cái thằng cướp…nho kia đấy. /163 +Tính gì,tính…mấy trăm này./164 -một tên bán nước,phản cách mạng,tình nguyện làm tay sai cho giặc để dẫn đường cho quân Pháp về đàn áp cuộc khởi nghĩa. +Quân pháp,do có…cán bộ lãnh đạo./165- => làm tay sai cho giặc (Việt gian) => Tên Việt gian bán nước đê tiện, đáng khinh, đáng ghét. =>Qua ba lớp kịch trên của hồi IV ,ta thấy,trong kháng chiến chống thực dân Pháp,dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào,tình thế nào thì những người dân yêu nước luôn một lòng trung thành với cách mạng,họ yêu nước nồng nàn,một lòng vì cách mạng.Và chính sự liêm khiết,chân chính của cách mạng đã thức tỉnh đông đảo một lực lượng không nhỏ quần chúng nhân dân trở về với cách mạng và trong số đó là người dân ở Châu Bắc Sơn.Còn những người Việt gian thì bị khinh rẻ,phỉ nhổ,quyết làm “con chó săn” cho giặc nhưng không biết nhục nhã,không biết xấu hổ như nhân vật Ngọc trong vở kịch.Vì thế,trong tầng lớp xã hội luôn tồn tại hai loại người:theo cách mạng và theo giặc. III. TỔNG KẾT :1. Nghệ thuật: Tạo dựng tình huống kịch bất ngờ,căng thẳng,bộc lộ rõ xung đột,thúc đẩy sự phát triển của hành động lên đến cao trào,đỉnh điểm. Ngôn ngữ đối thoại phù hợp với hành động kịch. Đối thoại để bộc lộ nội tâm và tính cách nhân vật(tiêu biểu là nhân vật Thơm). Khắc họa rõ nét tính cách từng nhân vật. 2.ND:Ở đoạn trích hồi bốn của vở kịch Bắc Sơn,Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng một tình huống làm bộc lộ xung đột cơ bản của vở kịch giữa lực lượng cách mạng&kẻ thù;đồng thời thể hiện diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm-một cơ gái cĩ chồng theo giặc,từ chỗ thờ ơ với cách mạng ,sợ liên lụy đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng.Qua đĩ tác giả khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa cách mạng. Hồi kịch cho thấy nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng,thành cơng nổi bật là tạo dựng tình huống để bộc lộ xung đột,tổ chức đối thoại,thể hiện tâm và tính cách nhân vật. III. TỔNG KẾT 1. Nghi,Thủy: Cửu + những người gọi Ngọc đi. 2.Hồng Nhung,Yến: Thơm. 3.,Nga,Hường : Thái +chú thích phần kịch Bắc Sơn+ thuyết trình.(làm Power Point). 4.Lam. Hương: đọc “Kịch”-chú thích + Tác giả(Sgk). 5.Linh, Huy: Dẫn truyện. 6.Oanh, Huyềân: Dẫn truyện. 7.Hoa, Thắng: Thuyết trình +đọc phần chú thích. 8.Huyền, Đức: Ngọc.
File đính kèm:
- ngu van(9).ppt