Bài giảng Tiết 153: Ôn tập về truyện

Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc. Truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 153: Ôn tập về truyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Hãy lập bảng thống kê các tác phẩm truyện đã học: 01. Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc. Truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp. 1. Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện đã học: 02. Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. Qua đó truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. 1. Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện đã học: 03. Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con: Ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh. 1. Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện đã học: 04. Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương. Nhà văn: Nguyễn Minh Châu Quê: Quỳnh Lưu – Nghệ An (1930 – 1989) 1. Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện đã học: 05 Cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái TNXP trên một cao điểm ở tuyến đường Trường sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ. 1. Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện đã học. . Sắp xếp các truyện ngắn theo các thời kì lịch sử: Thời kì kháng chiến chống TD Pháp ( 1946- 1954) Thời kì K/c chống Mĩ ( 1964- 1975 ) Sau 1975 1. Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện đã học 2. Những tác phẩm trên đã phản ánh được những nét gì về đất nước và con người Việt Nam ở giai đoạn đó? * Các tác phẩm phần nào đã dựng lên chân dung đất nước và con người Việt Nam ở hai thời điểm: Chiến tranh và hòa bình. - Về hình ảnh đất nước: Gian lao mà anh dũng, ngoan cường tự đứng lên đánh bại hai siêu cường quốc xâm lược là Pháp và Mĩ. - Về hình ảnh con người Việt Nam: Khắc họa được các thế hệ con người Việt Nam kế tiếp nhau, họ đều có những nét tính cách chung (tình cảm gia đình thiêng liêng, tình đồng chí keo sơn, thống nhất với tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc). 1. Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện đã học 3. Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ được miêu tả qua những nhân vật nào? Những nét phẩm chất chung của các nhân vật và nét tính cách nổi bật ở mỗi nhân vật? Ông Hai (Làng – Kim Lân) Anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long) Bé Thu, Ông Sáu (Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng) Ba cô gái TNXP (Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê) 2. Những tác phẩm trên đã phản ánh được những nét gì về đất nước và con người Việt Nam ở giai đoạn đó? Nét phẩm chất chung nhất của các nhân vật là: Lòng yêu nước thiết tha, họ sẵn sàng hi sinh tất cả những gì họ có kể cả tính mạng để bảo vệ quê hương đất nước của mình. Ông Hai Anh thanh niên Bé Thu Ông Sáu Ba cô gái TNXP 3. Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ được miêu tả qua những nhân vật nào? Những nét phẩm chất chung của các nhân vật và nét tính cách nổi bật ở mỗi nhân vật? 5. Một vài đặc điểm nghệ thuật của các truyện đã học trong chương trình lớp 9. Trần thuật ở ngôi thứ nhất ( nhân vật xưng “ Tôi ” – nhân vật kể chuyện): có các truyện “ Chiếc lược ngà ”, “ Những ngôi sao xa xôi ”. b) Trần thuật ngôi thứ ba: Người kể chuyện giấu mặt: có các truyên như: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến Quê. c) Phương thức trần thuật ngôi thứ nhất xưng tôi giúp người kể đi sâu vào tâm tư tình cảm của nhân vật, miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật. 6. Tình huống truyện đặc sắc. Truyện Làng - Tác giả đặt ông Hai vào tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông. Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc… Truyện Chiếc lược ngà - Tình huống hai cha con gặp nhau trong 8 năm xa cách nhưng bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận cha và biểu lộ tình cảm thì ông Sáu phải ra đi. Ở căn cứ ông Sáu đã dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm chiếc lược ngà cho con. Nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao cho con. Truyện Bến quê - Đặt nhân vật Nhĩ trong một hoàn cảnh đặc biệt lúc trẻ có điều kiện đi khắp nơi trên thế giới mà không cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương và tình yêu của gia đình. Khi cuối đời bị căn bệnh hiểm nghèo Nhĩ mới nhận ra điều đó nhưng không bao giờ anh làm được. 4. Nêu cảm nghĩ về nhân vật mà em có ấn tượng sâu sắc nhất? Nắm được nội dung, nghệ thuật đặc sắc của từng tác phẩm. Đề văn yêu cầu phân tích và cảm nhận về một nhân vật văn học theo em có gì khác nhau? -Tập viết bài văn nghị luận, phân tích hoặc cảm nhận về một nhân vật tự chọn. -Tổng kết về ngữ pháp (tiếp).

File đính kèm:

  • ppton tap ve truyen.ppt