I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Nam Cao (1917- 1951)
Tên thật: Trần Hữu Tri
- Quê: Hà Nam
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.
17 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 13- 14 Văn bản: Đọc hiểu văn bản- Lão Hạc (Nam Cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo và các em tham dự tiết học này! Tiết 13-14 Văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) Tiết 13-14 LÃO HẠC (Nam Cao) I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: Nam Cao (1917- 1951) - Tên thật: Trần Hữu Tri - Quê: Hà Nam - Là nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Tiết 13-14 (Nam Cao) Truyện ngắn 1941 1942 1943 1944 Truyện dài 1944 2. Tác phẩm Truyện ngắn Truyện ngắn Truyện ngắn Truyện ngắn Truyện ngắn 1941 1942 1943 1941 1942 1944 1943 1941 1942 1944 Truyện dài 1944 Truyện dài 1944 Truyện dài 1944 Trăng sáng Lão Hạc Trăng sáng Trăng sáng Trăng sáng Tiết 13-14 (Nam Cao) - Lão Hạc là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao được đăng báo lần đầu năm 1943. Tiết 13-14 (Nam Cao) * Tóm tắt tác phẩm: - Lão Hạc là người cô đơn, vợ mất, con bỏ đi đồn điền cao su, lão nuôi, yêu quý con Vàng, kỷ niệm của con trai lão. - Đói kém, bị ốm, phải tiêu vào tiền dành dụm cho con → Lão Hạc phải bán con Vàng - Nhờ ông giáo trông hộ vườn, giữ tiền ma chay cho mình → tự tử bằng bả chó. * Bố cục đoạn trích Đoạn 1: “Hôm sau…cũng xong” ->Lão Hạc kể chuyện bán chó và nhờ ông giáo hai việc…ông giáo an ủi lão Hạc - Đoạn 2: “Luôn mấy hôm…đáng buồn” -> Cuộc sống của LH sau đó, thái độ của Binh Tư và ông giáo - Đoạn 3: “Không! Cuộc đời…một sào” -> Cái chết của Lão Hạc. 3 đoạn Tiết 13-14 (Nam Cao) II. Đọc - Hiểu văn bản 1. Nhân vật lão Hạc a. Tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán “cậu Vàng” * Tình cảm của lão Hạc đối với “cậu Vàng”: + Gọi con chó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi con cái + Bắt rận, đem ra ao tắm + Cho ăn cơm….cái bát như một nhà giàu + Nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng + Chửi yêu, nói với nó như nói một đứa cháu “À không, ông không giết… ông nuôi” -> Tình yêu tha thiết với loài vật. * Sau khi bán “cậu Vàng”: - + Lão cố làm ra vui vẻ, cười như mếu + Đôi mắt lão ầng ậng nước + Mặt … co rúm, vết nhăn xô lại, ép …nước mắt + Cái đầu ….ngoẹo, miệng móm mém…mếu + Lão hu hu khóc -> Từ tượng hình, từ tượng thanh -> Tâm trạng đau khổ tột cùng của lão Hạc “Thì ra tôi già…lừa một con chó” >Thái độ chua chát, ngậm ngùi, mặc cảm là kẻ có tội => Lão Hạc là người sống tình nghĩa thủy chung, yêu thương loài vật; người cha có tình yêu thương con sâu sắc. Tiết 13-14 (Nam Cao) b. Việc làm của lão Hạc trước khi chết - Nhờ ông giáo: + Giữ hộ ba sào vườn cho con trai + Gửi 30 đồng để lo hộ đám tang cho mình - Duy trì cuộc sống: ăn khoai, củ chuối, sung luộc, rau má, củ ráy, bữa trai bữa ốc. - Từ chối mọi sự giúp đỡ gần như là hách dịch => Coi trọng bổn phận làm cha, coi trọng danh giá làm người. Em hãy cho biết nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Ý nghĩa của cái chết ấy? Tiết 13-14 (Nam Cao) c. Cái chết của lão Hạc * Nguyên nhân: + Tình cảnh đói khổ túng quẫn (đó cũng là số phận cơ cực đáng thương của những người dân nghèo trước CMT8) + Muốn bảo toàn căn nhà, mảnh vườn cho con; không muốn gây phiền hà cho hàng xóm láng giềng. “…lão Hạc…vật vã, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. lão tru tréo, bọt mép sùi ra…giật mạnh…lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết”. → Cái chết dữ dội, bi thảm => Bộc lộ rõ số phận, nhân phẩm của người nông dân nghèo trước CMT8: nghèo khổ, bế tắc, cùng đường, giàu tình thương và lòng tự trọng. Qua đó, tố cáo mạnh mẽ sự tàn ác bất nhân của chế độ phong kiến. Tiết 13-14 (Nam Cao) 2. Nhân vật ông giáo a. Tình cảm đối với lão Hạc - “Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà khóc” - “Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão” - Giữ hộ lão Hạc mảnh vườn và ba mươi đồng bạc -Đồng cảm, xót thương cho hoàn cảnh lão Hạc. - Luôn tìm cách giúp đỡ, an ủi và tỏ lòng quý trọng nhân cách lão Hạc. Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào? - “ Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…”. “ Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác” Tại sao ông giáo lại có những suy nghĩ trái ngược như thế? Em hiểu những ý nghĩ đó của ông giáo như thế nào? b. Suy nghĩ của ông giáo về cuộc đời - Khi nói chuyện với Binh Tư “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn” + Buồn vì: đói nghèo có thể đổi trắng thay đen, biến người lương thiện như LH trở thành kẻ trộm cắp như Binh Tư + Buồn vì: một con người như lão Hạc đành phải biến chất vì không còn tìm đâu ra miếng ăn tối thiểu hàng ngày - Khi chứng kiến lão Hạc chết “Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” + Vì không có gì hủy hoại được nhân phẩm của người lương thiện như lão Hạc để ta có quyền hy vọng và tin tưởng ở con người. “Hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác” + Vì người tốt như lão Hạc mà hoàn toàn vô vọng, phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát tự nguyện và bất đắc dĩ - Khi nói chuyện với vợ: Tiết 13-14 (Nam Cao) “ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ…không bao giờ ta thương” + Đây là lời triết lý lẫn cảm xúc trữ tình xót xa. + Khẳng định 1 thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo : Cần phải quan sát, suy nghĩ, nhìn nhận con người sống quanh mình bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương. + Nêu một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: phải biết đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác thì mới hiểu và cảm thông đúng. => Ông giáo là người hiểu đời, hiểu người, chan chứa tình yêu thương và lòng nhân ái sâu sắc. Người trọng nhân cách không mất niềm tin vào những điều tốt đẹp của con người. Giai ®o¹n 1964 - 1975 Nội dung Tác giả Nam Cao Tác phẩm Truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân Nghệ thuật Miêu tả tâm lí nhân vật, Cách kể chuyện Thân phận đau thương của người nông dân Phẩm chất cao quý của người nông dân Tấm lòng yêu thương trân trọng LÃO HẠC Tiết 13-14 (Nam Cao) Tổng kết 1. Nghệ thuật 2. Nội dung - Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với LH. - Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc. - Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao - Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh của LH: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm. - Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng.
File đính kèm:
- Lao Hac(1).ppt