Bài giảng Tiết 116: Mùa xuân nho nhỏ_ Thanh Hải

* Tác giả:

- Tên thật là:Phạm Bá Ngoãn

(1930 – 1980 – Phong Điền – TT Huế).

- Là nhà thơ cách mạng tham gia hai cuộc kháng chiến bám trụ ở quê hương ông – vùng Thừa Thiên Huế, cả trong những năm tháng khó khăn nhất.

Là một trong những cây bút xây dựng nền văn học cách mạng Miền Nam trong những những ngày đầu.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Mồ anh hoa nở, cháu nhớ Bác Hồ, Núi vẫn nhớ, Người vẫn thương .

ppt12 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 116: Mùa xuân nho nhỏ_ Thanh Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn: Tiết 116 * Tác giả: - Tên thật là:Phạm Bá Ngoãn (1930 – 1980 – Phong Điền – TT Huế). - Là nhà thơ cách mạng tham gia hai cuộc kháng chiến bám trụ ở quê hương ông – vùng Thừa Thiên Huế, cả trong những năm tháng khó khăn nhất. Là một trong những cây bút xây dựng nền văn học cách mạng Miền Nam trong những những ngày đầu. - Các tác phẩm tiêu biểu: Mồ anh hoa nở, cháu nhớ Bác Hồ, Núi vẫn nhớ, Người vẫn thương…. * Tác phẩm: Bài thơ ra đời tháng 11 năm 1980. 2. Đọc Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trờii Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao… Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc Mùa xuân-ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế 3. Tìm hiểu mạch cảm xúc và bố cục. - Bài thơ bắt đầu bằng những cảm xúc trực tiếp, hồn nhiên, trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Từ đó,mở rộng ra mùa thành hình ảnh mùa xuân của đất nước vừa cụ thể ,vừa khái quát .Từ cảm xúc,mạch thơ chuyển sang biểu hiện suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ dược nhập vào bản hoà ca của cuộc đời.Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương,đát nước qua điệu dân ca xứ Huế. Bố cục: + Khổ đầu: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời + Khổ 2,3: Cảm xúc về mùa xuân đất nước. + Khổ 4,5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước. + Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. 1, Mùa xuân thiên nhiên, đất nước qua cảm xúc của tác giả: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng II.Tìm hiểu văn bản a, Mùa xuân thiên nhiên, đất trời Giọng thơ vui, say sưa, sôi nổi. - Hình ảnh thơ gợi cảm. - Đảo ngữ, số từ. - Thán từ “Ơi”. - Mùa xuân tươi vui đầy sức sống. - Tác giả bộc lộ niềm vui, cảm xúc dâng trào say sưa trước mùa xuân. - Tâm hồn lạc quan, yêu đời một niềm khao khát sống vô bờ. Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao… Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước - Nhịp điệu hối hả, khẩn trương náo nức. Điệp ngữ, từ láy so sánh đẹp đầy ý nghĩa. Mùa xuân đất nước với không khí rộn ràng, hối hả. Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc - Hình ảnh tự nhiên, giản dị, đẹp. Điệp ngữ giọng thơ nhẹ nhàng, thiết tha, trầm lắng, số từ. - Sự chuyển đổi cách xưng hô của nhân vật trữ tình Tôi – Ta. - Khát vọng được hoà nhập, được cống hiến phần tinh tuý của mình vào mùa xuân đất nước. Ngôn từ tinh tế, gợi cảm. - Hình ảnh ẩn dụ, sáng tạo điệp ngữ. - Sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ, son sắt, thuỷ chung, bền bỉ. Mùa xuân-ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế - Âm điệu dân ca xứ Huế biểu hiện niềm tin yêu và gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước Tổng kết: Điều nào sau đây nhận xét đúng về nghệ thuật của bài thơ: a, Hình ảnh đẹp, giản dị, so sánh ẩn dụ sáng tạo. b, Thể thơ ngũ ngôn, gần với các điệu dân ca, có nhạc điệu trong sáng. c, Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc. d, Cả 3 ý trên. Nội dung của bài thơ là? a, Bài thơ miêu tả đất nước khi bước vào mùa xuân. b, Bài thơ là tiếng lòng tha thiết, yêu mến và gắn bó với đất nước, cuộc đời thể hiện ước nguyện chân thành góp “Mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. c, Viết “Mùa xuân nho nhỏ ”là nhà thơ muốn ca ngợi tình yêu với quê hương, đất nước. Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng: - Hai khổ thơ “Ta làm con chim hót…Tóc bạc” cho ta biết điều gì? a, Sự đóng góp cống hiến âm thầm lặng lẽ không ồn ào khoe khoang của mỗi cá nhân vào mùa xuân của đất nước. b, Sự phấn đấu không mệt mỏi của mỗi người. c, Khổ thơ nói về cái riêng của mỗi cá nhân trong cái chung của đất nước. d, Cả 3 ý trên

File đính kèm:

  • pptvan 9(1).ppt
Giáo án liên quan