Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
18 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 114- Bài 28: Liệt kê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Nguyễn Xuân Mai Trường: THCS Yên Mỹ – Thanh Trì - Hà Nội Giáo án: Ngữ văn 7 Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt. […] Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm […]. (Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn ) […]. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. ( Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh) Tìm và cho biết tác dụng của phép liệt kê trong câu (đoạn) văn sau đây: “ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,……”. ( Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh) Tìm và cho biết tác dụng của phép liệt kê trong câu (đoạn) văn sau đây: Tìm và cho biết tác dụng của phép liệt kê trong câu (đoạn) văn sau đây: “ Sách của Thu để khắp mọi nơi trong nhà: Trên giường, trên bàn học, trên giá sách, trên bàn ăn cơm, trên ghế dựa……” Tìm và cho biết tác dụng của phép liệt kê trong câu (đoạn) văn sau đây: “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi ”. ( Ca Huế trên sông Hương – Hà ánh Minh) a. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập. b. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập. ( Hồ Chí Minh) Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp. a. Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. (Thép Mới) b. Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.( Phạm Văn Đồng) Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê không tăng tiến. Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức Chỉ ra và gọi tên các kiểu liệt kê trong mỗi dòng dưới đây? 1. Nhân dân đã cho ta ý chí và nghị lực, niềm tin và sức mạnh, tình yêu và trí tuệ. 2. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. ( Nam Cao) 3. Chao ơi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nức lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. ( Nam Cao) 4. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán……( Hà ánh Minh) 5. Chập chùng, thác Lửa, thác Chông Thác Dài, thác Khó, thác Ông, thác Bà. ( Tố Hữu) 6. Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại. ( Khẩu hiệu) Bài tập 1 ( PHT) Đặt câu có sử dụng phép liệt kê theo 4 kiểu (Mỗi kiểu liệt kê một câu). Hoạt động nhóm tổ Tổ 1 + 3: Đặt câu có sử dụng phép liệt kê xét theo cấu tạo. Tổ 2 + 4: Đặt câu có sử dụng phép liệt kê xét theo ý nghĩa. Xem lại bài, thuộc ghi nhớ; Hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK và PHT; Sưu tầm những câu thơ có sử dụng phép liệt kê; Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính;
File đính kèm:
- tiet 114 Liet ke(5).ppt