Bài giảng tiết 110: Câu trần thuật đơn

§ Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“ Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài ( 1). Rồi,với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng ( 2):

- Hức (3)! Thông ngách sang nhà ta ( 4)? Dễ nghe nhỉ (5)? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được (6). Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi (7). Đào tổ nông thì cho chết (8).

Tôi về, không một chút bận tâm (9).”

Xác định số câu trong đoạn văn trên?

Câc câu được dùng để hỏi?

Các câu dùng để thể hiện cảm xúc?

Câc câu dùng để kể, tả hoặc giới thiệu?

Câc câu được dùng để sai khiến ?

 

 

ppt10 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 110: Câu trần thuật đơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 110: CÂU TRẦN THUẬt Đơn Giáo viên: Trần Văn Bửu. ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG. Phòng giáo dục huyện Tây Hòa. I. THẾ NÀO LÀ CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN? Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “ Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài ( 1). Rồi,với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng ( 2): Hức (3)! Thông ngách sang nhà ta ( 4)? Dễ nghe nhỉ (5)? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được (6). Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi (7). Đào tổ nông thì cho chết (8). Tôi về, không một chút bận tâm (9).”……………… Xác định số câu trong đoạn văn trên? Câc câu được dùng để hỏi? Các câu dùng để thể hiện cảm xúc? Câc câu dùng để kể, tả hoặc giới thiệu? Câc câu được dùng để sai khiến ? Đoạn văn trên có 9 câu. Câu dùng để hỏi là câu 4. Các câu dùng để bày tỏ cảm xúc là: câu 3, câu 5 và câu 8. Các câu dùng để kể, tả hoặc giới thiệu là câu 1, câu 2, câu 6 và câu 9. Câu dùng để sai khiến là câu 7. I. THẾ NÀO LÀ CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN? Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu dùng để kể, tả, giới thiệu sau đây: Câu (1) Tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Câu (2) Tôi mắng Câu (6) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Câu (9) Tôi về, không một chút bận tâm. Cấu trúc ngữ pháp của các câu kể, tả, giới thiệu: Câu (1) Tôi / đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. C / V Câu (2).Tôi / mắng. C / V Câu (6).Chú mày / hôi như cú mèo thế này, ta / nào chịu được. C / V C / V Câu (9).Tôi / về, không một chút bận tâm. C / V So sánh cấu trúc ngữ pháp của các câu vừa tìm hiểu? Các câu 1,2 và 9 chỉ có một cặp chủ-vị, câu 6 có hai cặp chủ-vị; các câu có một cặp chủ-vị ấy gọi là câu trần thuật đơn. Em hiểu gì cấu tạo của câu trần thuật đơn? Câu trần thuật đơn được dùng để làm gì ? Câu trần thuật đơn là câu có cấu tạo một cặp chủ vị ( còn gọi là một kết cấu chủ-vị), dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1:(Thực hiện theo yêu cầu của sách giáo khoa) Giải: a.Các câu trần thuật đơn trong đoạn văn là: - Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. - Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. b. Tác dụng: - Câu 1: Dùng để tả cảnh. - Câu 2: Dùng để nêu nhận xét. II. LUYỆN TẬP: Bài tập 2: Xác định loại câu và nêu tác dụng của một số câu mở đầu các truyện đã học: a. Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cớ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. ( Con Rồng, cháu Tiên) b. Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. ( Ếch ngồi đáy giếng ) c. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. ( Vũ Trinh ) Giải: Các câu trên đều là câu trần thuật đơn và dùng để giới thiệu nhân vật. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu ( c ). Giải: c. Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều. C / V II. LUYỆN TẬP: Bài tập 3: Nêu yêu cầu bài tập ? Quan sát đoạn văn trả lời các câu hỏi sau; “ Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ôâng lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà, bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô” ( Thánh Gióng ) Nhân vật chính trong truyện là ai? Đoạn trích đã giới thiệu những nhân vật nào?Họ làm những việc gì? Nhân vật chính được giới thiệu khi nào? Mối quan hệ của nhân vật chính Với các nhân vật phụ? CÂU HỎI THẢO LUẬN: Qua việc thực hiện bài tập 2 và bài tập 3 ,hãy cho biết sự khác nhau khi sử dụng một câu trần thuật đơn và nhiều câu trần thuật đơn khi giới thiệu nhân vật chính trong các truyện cổ đã học? Bài tập 4: Nêu yêu cầu bài tập II. LUYỆN TẬP: Bài tập: Viết một đoạn văn trên ba câu , có sử dụng câu trần thuật đơn với nội dung tả một hoạt động nào đó và chỉ rõ câu nào là câu trần thuật đơn. ĐOẠN VĂN THAM KHẢO: “ (1) Buổi tối ở làng / thật vui. ( 2 ) Lớp thanh niên / ca hát, nhảy múa. C / V C / V ( 3) Tiếng chiêng, tiếng cồng, tiếng đàn tơ-nưng / dìu dặt vang lên.” ss C / V ( Đình Trung ) III. CỦNG CỐ -– HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1.CỦNG CỐ: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: ( Chọn câu trả lời đúng nhất ): Thế nào là câu trần thuật đơn: a.Là câu có một cặp chủ – vị, dùng để hỏi. b Là câu có hai cặp chủ – vị, dùng để tả, kể, giới thiêụ sự vật, sự việc hoặc nêu nhận xét . c.Là câu có một cặp chủ – vị, dùng để tả, kể, giới thiêụ sự vật, sự việc hoặc nêu nhận xét d.Là câu có hai cặp chủ – vị, dùng để hỏi. 2. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: a.Bài vừa học: -Thực hiện các bài tập còn lại trong SGK ( Ngữ văn 6/2 tr 102,103 ). -Hoàn chỉnh bài tập viết đoạn văn tả hoạt động. b. Bài sắp học:Tiết 111: LÒNG YÊU NƯỚC: -Đọc kỹ văn bản. -Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, bố cục, đại ý. -Cội nguồn của lòng yêu nước từ đâu? -Lòng yêu nước thử thách qua chiến tranh như thế nào? -Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? GIỜ HỌC ĐÃ KẾT THÚC. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA CÁC THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH .

File đính kèm:

  • pptngu van hay.ppt
Giáo án liên quan