Bài giảng Tiết 109- 110:Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại(1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều mới mẻ(2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư,một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh(3).

(nguyễn Đình Thi- Tiếng nói của văn nghệ)

 

ppt13 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 109- 110:Liên kết câu và liên kết đoạn văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 109- 110 Liên kết câu và liên kết đoạn văn I) Khái niệm liên kết Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại(1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều mới mẻ(2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư,một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh(3). (nguyễn Đình Thi- Tiếng nói của văn nghệ) 1) đoạn văn bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ. Cách phản ánh thực tại( thông qua những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân người nghệ sĩ) là một bộ phận làm nên tiếng nói của văn nghệ ; nghĩa là giữa chủ đề của đoạn văn và chủ đề của văn bản có mối quan hệ: bộ phận- toàn thể. Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản? Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề đoạn văn? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn? Nội dung chính của mỗi câu Câu 1: tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại Câu 2: Khi phản ánh thực tại,người nghệ sĩ muốn nói lên một điều gì đó mới mẻ. Câu 3: Cái mới mẻ ấy là thái độ,tình cảm và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ. Nội dung của các câu đều hướng về chủ đề của đoạn văn: Cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ. Trình tự sắp xếp các câu hợp lí: + Tác phẩm nghệ thuật làm gì? (Phản ánh thực tại) + Phản ánh thực tại như thế nào? (Tái hiện và sáng tạo). + Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì? (nhắn gửi một điều gì đó) Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào? Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu được thể hiện: + Lặp từ vựng: tác phẩm- tác phẩm. + Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác phẩm- nghệ sĩ + Phép thế: anh/ nghệ sĩ; cái đã có rồi/ những vật liệu mượn ở thực tại + Phép nối: quan hệ từ nhưng Liªn kÕt Néi dung H×nh thøc C¸c ®o¹n phôc vô chñ ®Ò cña v¨n b¶n, c¸c c©u phôc vô chñ ®Ò cña ®o¹n (liªn kÕt chñ ®Ò) C¸c ®o¹n, c¸c c©u ®­îc s¾p xÕp theo tr×nh tù hîp lý(liªn kÕt lo- gic) PhÐp lÆp PhÐp ®ång nghÜa, tr¸i nghÜa vµ liªn t­ëng PhÐp nèi PhÐp thÕ II) Luyện tập 1) Đọc đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi: 1) Chủ đề của đoạn văn là gì? Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào? Nêu một trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp hợp lí của đoạn văn. 2) Các câu được liên kết bằng phép liên kết nào? 1) Chủ đề của đoạn văn: khẳng định điểm mạnh và điểm yếu về năng lực trí tuệ của người Việt Nam. Nội dung các câu đều tập trung vào việc phân tích những điểm mạnh cần phát huy và những lỗ hổng cần nhanh chóng khắc phục. Trình tự của các câu sắp xếp hợp lí,cụ thể: Câu 1: Khẳng định những điểm mạnh của người Việt Nam. Câu 2: Khẳng định tính ưu việt của những điểm mạnh đó trong sự phát triển chung. Câu 3: Nêu ra những điểm yếu. Câu 4: Phân tích những biểu hiện cụ thể của cái yếu kém, bất cập. Câu 5: Khẳng định nhiệm vụ cấp bách là phải khắc phục những điểm yếu ấy. Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn: + Câu 2 nối với câu 1 bằng cụm từ: bản chất trời phú ấy (phép thế đồng nghĩa) + Câu 3 nối với câu 2 bằng cụm từ: nhưng (phép nối) + Câu 4 nối với câu 3 bằng cụm từ: ấy là (phép nối) + Câu 5 nối với câu 4 bằng từ: lỗ hổng (phép lặp từ ngữ) Bài tập củng cố Đọc đoạn trích sau: Chà chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi có thằng dân nào vô ý, buột mồm nói ra một câu sáo rằng: “nhờ bóng ông lớn” là tưởng ngay nó nói xỏ ông, /…./mặt bàn là một, mặt nó là hai bị vả đôm đốp,/…./thằng khốn nạn ấy, ông truy cho đến kì cùng, không còn có thể làm ăn mở mày mở mặt được nữa /…../ ông có sẵn trong tay hàng mớ pháp luật thi ông ngại gì không khép thằng bảo quan béo vào tội “làm rối loạn trị an”, /…/, việc công việc tư ông đều trọn vẹn, /…./, không những ông được hả giận mà còn được tiếng là mẫn cán nữa là khác. (Theo Nguyễn Công Hoan- Đồng hào có ma) Trả lời câu hỏi a) Chọn trong các từ: vì,mà rồi, thế là, bởi vì, tức thì điền vào chỗ trống trong đoạn văn để liên kết câu. b) Cụm từ thằng khốn nạn ấy thay thế cho cụm từ nào trong câu trên? Chà chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi có thằng dân nào vô ý, buột mồm nói ra một câu sáo rằng: “nhờ bóng ông lớn” là tưởng ngay nó nói xỏ ông, /…………/ mặt bàn là một, mặt nó là hai bị vả đôm đốp,/………./thằng khốn nạn ấy, ông truy cho đến kì cùng, không còn có thể làm ăn mở mày mở mặt được nữa /………/ ông có sẵn trong tay hàng mớ pháp luật thi ông ngại gì không khép thằng bảo quan béo vào tội “làm rối loạn trị an”, /………/, việc công việc tư ông đều trọn vẹn, /………/, không những ông được hả giận mà còn được tiếng là mẫn cán nữa là khác. (Theo Nguyễn Công Hoan- Đồng hào có ma) Tức thì Mà rồi Bởi vì Thế là Vì

File đính kèm:

  • pptLien ket cau va lien ket doan van(2).ppt
Giáo án liên quan