a. Tác giả:
- Nguyễn Thiếp (1723- 1804), tự: Khải Xuyên, hiệu:
Lạp Phong Cư sĩ; người đương thời kính trọng gọi là
La Sơn Phu Tử; quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao,
huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh.
- Ông làm quan dưới triều Lê, sau đó từ quan về dạy học. Ông giúp vua Quang Trung xây dựng triều chính.
13 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 101 văn bản: bàn luận về phép học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng thầy cụ đến dự giờ Ngữ văn lớp 8B Kiểm tra bài cũ Hãy chọn đáp án đúng 1. Văn bản “ Nước Đại Việt ta” thuộc thể loại nào? A. Chiếu. B. Hịch. C. Cáo. 2. Văn bản nêu ở trên được trích từ tác phẩm nào? A. Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) B. Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) C. Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) 3. Trong văn bản “ Nước Đại Việt ta” tác giả đã đưa ra 5 yếu tố để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc theo thứ tự nào? Văn hiến, lãnh thổ, chủ quyền, phong tục, lịch sử. B. Văn hiến, phong tục, lãnh thổ, chủ quyền, lịch sử. C. Văn hiến, phong tục, chủ quyền, lịch sử, lãnh thổ. D. Văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử, chủ quyền. Tiết 101 Văn bản: Bàn luận về phép học I. Tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản, giải nghĩa từ ngữ khó 2. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm a. Tác giả: - Nguyễn Thiếp (1723- 1804), tự: Khải Xuyên, hiệu: Lạp Phong Cư sĩ; người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử; quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. - Ông làm quan dưới triều Lê, sau đó từ quan về dạy học. Ông giúp vua Quang Trung xây dựng triều chính. b. Tác phẩm Tiết 101 Văn bản: Bàn luận về phép học I. Tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản, giải nghĩa từ ngữ khó a. Tác giả: b. Tác phẩm: - Thể loại: Tấu Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. Tấu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu. - Bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8- 1791; bàn về ba điều: quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học). - Văn bản Bàn luận về phép học trích từ bài tấu nêu ở trên. Thư của vua Quang Trung gửi Nguyễn Thiếp Tượng Nguyễn Thiếp Tiết 101 Văn bản: Bàn luận về phép học I. Tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản, giải nghĩa từ ngữ khó 2. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm a. Tác giả: b. Tác phẩm c. Kết cấu văn bản - Phần đầu: Nêu khái quát mục đích chân chính của việc học, phê phán lối học lệch lạc sai trái và tác hại của nó. - Phần hai: Lời khuyên vua Quang Trung khuyến khích việc học. - Phần ba: Bàn về phép học. II. Phân tích Tiết 101 Văn bản: Bàn luận về phép học I. Tìm hiểu chung II. Phân tích ? Nhóm 1 ? Nhóm 3 ? Nhóm 2 ? Nhóm 4 Tác giả đã bàn về phép học, đó là những “phép học” nào? Tác dụng và ý nghĩa của phép học ấy? Phần đầu tác giả nêu mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì? Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì? Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì? Tiết 101 Văn bản: Bàn luận về phép học I. Tìm hiểu chung II. Phân tích 1. Mục đích chân chính của việc học - Tác giả dùng câu châm ngôn giản dị, dễ hiểu, liên hệ giữa người và đồ vật qúy -> vai trò của việc học “người không học không biết rõ đạo” - Tác giả giải thích “đạo” ngắn gọn, rõ ràng: “đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người” -> Học để làm người (mục đích chân chính đầu tiên của việc học) 2. Phê phán lối học lệch lạc, sai trái; tác hại của việc học sai trái. - Học hình thức -> cầu danh lợi (lợi ích cá nhân) - Không biết đến tam cương, ngũ thường (phép tắc và đạo ứng xử) -> lối học thực dụng Tiết 101 Văn bản: Bàn luận về phép học I. Tìm hiểu chung II. Phân tích 1. Mục đích chân chính của việc học 2. Phê phán lối học lệch lạc, sai trái; tác hại của việc học sai trái. - Tác hại: chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan 3. Lời khuyên vua khuyến khích việc học - Ban chiếu thư cho phép mở rộng việc dạy- học (không phân biệt) - Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người đi học (“tùy đâu tiện đấy”) -> Lời khuyên thẳng thắn, vì lợi ích thần dân, lợi ích đất nước. 4. Bàn về “ phép học”, tác dụng của “phép học” đúng đắn - Phép dạy: Chọn phương pháp tiến bộ (“Phép dạy, nhất định theo Chu Tử”) - Phép học: + Từ thấp đến cao theo tuần tự. + Học rộng, tóm lựợc gọn + Học gắn liền với làm Tiết 101 Văn bản: Bàn luận về phép học I. Tìm hiểu chung II. Phân tích 1. Mục đích chân chính của việc học 2. Phê phán lối học lệch lạc, sai trái; tác hại của việc học sai trái. 3. Lời khuyên vua khuyến khích việc học 4. Bàn về “ phép học”, tác dụng của “phép học” đúng đắn - Tác dụng: + Nhân tài lập được công + Nhà nước vững yên + Củng cố nhân tâm -> đạo học thành -> người tốt nhiều -> triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị. . Tiết 101 Văn bản: Bàn luận về phép học I. Tìm hiểu chung II. Phân tích III. Tổng kết - Hình thức: Văn bản trích từ bài tấu, lập luận chặt chẽ - Nội dung: Nêu mục đích chân chính của việc học; Phê phán lối học lệch lạc sai trái và tác hại của nó; Khuyên vua Quang Trung khuyến khích việc học; Bàn về phép học. Qua văn bản -> Nguyễn Thiếp là người “học rộng hiểu sâu”, một lòng vì dân, vì nước, được người đời kính trọng. Vua Quang Trung là vị vua anh minh, trọng người hiền đức. * Ghi nhớ - SGK . Tiết 101 Văn bản: Bàn luận về phép học I. Tìm hiểu chung II. Phân tích III. Tổng kết IV. Luyện tập Từ thực tế học tập của bản thân, em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất? Vì sao? 2. Xác định trình tự lập luận của văn bản Bàn luận về phép học bằng một sơ đồ. . * Gợi ý luyện tập Câu 1: Phương pháp học tập tốt nhất: - Động cơ, mục đích, thái độ học tập? - Chăm chỉ tích lũy kiến thức cơ bản, cần thiết - Có phương pháp học tập đúng đắn (từ dễ -> khó, từ thấp-> cao, biết vận dụng sáng tạo, biết thực hành, …) Câu 2: Có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải đúng trình tự lập luận của tác giả: Mục đích chân chính của việc học, phê phán những lệch lạc sai trái, khẳng định quan điểm phương pháp đúng đắn, tác dụng của việc học chân chính. . Sơ đồ trình tự lập luận của văn bản Bàn luận về phép học Mục đích chân chính của việc học Phê phán những lệch lạc sai trái Khẳng định quan điểm phương pháp đúng đắn Tác dụng của việc học chân chính . Hướng dẫn học ở nhà - Nắm vững thể loại văn bản, tác giả, nội dung Ghi nhớ- SGK. - Viết đoạn văn nghị luận về phương pháp học tập đúng đắn.
File đính kèm:
- tiet 101 ban luan ve phep hoc.ppt