Bài giảng Tiết 101: Hoán dụ

Khi nói,viết để cho lời văn sinh động người ta không chỉ dùng các biện pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ mà còn dùng phép tu từ hoán dụ. Vậy hoán dụ là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.

 

 

ppt6 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 101: Hoán dụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào các em học sinh về dự tiết học này KIỂM TRA BÀI CŨ Ẩn dụ là gì? Cho một ví dụ. Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ: Hàng phượng thắp lửa sang hè. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Khi nói,viết để cho lời văn sinh động người ta không chỉ dùng các biện pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ mà còn dùng phép tu từ hoán dụ. Vậy hoán dụ là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó. Tiết 101: Thực hiện: Lê Anh Chới. THCS Phan Chu Trinh, Tp Buôn Ma Thuột I/ Hoán dụ là gì? 1. Phân tích ngữ liệu: Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. ( Tố Hữu ) - Các từ in đậm trong câu thơ chỉ ai? - Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào? - Áo nâu: chỉ người nông dân. - Áo xanh: chỉ người công nhân. - Nông thôn: chỉ người dân làng quê. - Thị thành: chỉ người dân ở thành thị. ( Lấy đấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật ) ( Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật ) ( Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng ) ( Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng ) - Hãy nêu tác dụng của các cách diền đạt này. 2. Ghi nhớ: Ghi nhớ sgk/ 82 II/ Các kiểu hoán dụ: a/ Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thàn cơm. ( Hoàng Trung Thông ) b/ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. ( Ca dao ) c/ Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau hàng Bè. Lấy một bộ phận cơ thể để chỉ toàn bộ cơ thể. Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. - Em hiểu các từ in đậm dưới đây như thế nào? - Giữa bàn tay và sự vật mà nó biểu thi trong ví dụ a, một và ba trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào? - Từ những ví dụ đã phân tích trong phần I và II , hãy liệt kê một số quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ. 1. Phân tích ngữ liệu: 2. Ghi nhớ: Ghi nhớ sgk/ 83 III/ Sự giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ 1. Giống nhau: Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gủi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Trên văn bản chỉ có một sự vật , ẩn đi một sự vật. 2. Khác nhau: Ẩn dụ Hoán dụ Gọi tên sự vật, hiện tương ... này băng một tên một sự vật, hiến tượng ... khác có sự tương đồng. Ví dụ: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. ( Nguyễn Khoa Điềm ) Gọi tên sự vật, hiện tượng ... này bằng một tên sự vật, hiện tượng khác có sự gần gủi. Ví du: Cả làng đang bước vào vụ mới. II/ LUYÊN TẬP: Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì? a/ Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đó rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. ( Hồ Chí Minh ) b/ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm phải trồng người. ( Hồ Chí Minh ) Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng. Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng. c/ Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. ( Tố Hữu ) Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật. d/ Vì sao trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh. ( Tố Hữu ) Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: Học thuộc các ghi nhớ sgk/ 82+83. Tìm các phép hoán dụ trong các văn bản đã học, đặt câu có sử dụng các phép hoán dụ. Soạn bài: Tập làm thơ bốn chữ. Cảm ơn các em đã tham gia xây dựng tiết học này.

File đính kèm:

  • pptNgu van 6(18).ppt