Bài giảng Tiết 101 Bài : Ôn tập văn nghị luận

. Bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ” : dẫn chứng cụ thể xác thực, toàn diện, chặt chẽ .Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận, lời văn giản dị mà giàu cảm xúc.
4. Bài "Ý nghĩa văn chương” : Trình bày ngắn gọn, giản dị, sáng sủa, kết hợp với cảm xúc, văn giàu hình ảnh.

ppt8 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 101 Bài : Ôn tập văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT Tiết 101 Bài : Ôn tập văn nghị luận GV phụ trách : Trần Thị Kim Dương Đặc điểm nghệ thuật của các bài nghị luận đã học : 1. Bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta “ : bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, sắp xếp hợp lí, hình ảnh so sánh đặc sắc. 2. Bài "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt “ : bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích và chứng minh, luận cứ xác đáng, toàn diện chặt chẽ. 3. Bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ” : dẫn chứng cụ thể xác thực, toàn diện, chặt chẽ .Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận, lời văn giản dị mà giàu cảm xúc. 4. Bài "Ý nghĩa văn chương” : Trình bày ngắn gọn, giản dị, sáng sủa, kết hợp với cảm xúc, văn giàu hình ảnh. Minh họa đặc trưng thể loại Tự sự Đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên " Nhân vật: Dế Mèn ,Dế Choắt, chị Cốc Bằng phương thức kể chuyện,tác giả đã tái hiện sự việc Dế Mèn rủ Dế Choắt trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Từ đó Dế Mèn rút ra bài học đường đời đầu tiên. Bằng phương thức miêu tả hình dáng Dế Mèn, Dế Choắt ...trở nên sinh động Trữ tình Bài thơ "Tiếng gà trưa " Từ kỉ niệm về người bà ,người chiến sĩ thể hiện lòng kính yêu vàbiết ơn bà, đồng thời là tình yêu đất nước . Bằng thể thơ năm tiếng cách gieo vần,bài thơ gợi lên hình ảnh người bà chắt chiu , soi từng quả trứng để cuối năm cháu có quần áo mới Nghị luận Bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " - Với hệ thống luận điểm :Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trở thành truyền thống quí báu. Tinh thần yêu nước trong lịch sử, tinh thần yêu nước trong hiện tại ... - Luận cứ :sắp xếp theo thứ tự thời gian, không gian, lứa tuổi ... Bài 1 Mỗi thể loại (tự sự, trữ tình ,nghị luận ) đều có yếu tố đặc trưng của riêng mình mà không có ở bất kì thể loại nào khác. Điều đó đúng hay sai ? A)Đúng B)Sai Bài 2: Điền Đ(đúng) hoặc S(sai) vào ô trống a) Một bài thơ trữ tình không có cốt truyện và nhân vật . b) Một bài thơ trữ tình không có cốt truyện nhưng có thể có nhân vật . c) Một bài thơ trữ tình chỉ biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả . d) Một bài thơ trữ tình có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả ; cảm xúc qua hình ảnh thiên nhiên ,con người hoặc sự việc. Có thể S Đ S Đ Bài 3 : Điền Đ(đúng) hoặc S(sai) vào ô trống a) Trong văn bản nghị luận không có yếu tố miêu tả ,tự sự . b) Trong văn bản nghị luận không có cốt truyện và nhân vật . c) Trong văn bản nghị luận có thể có biểu hiện tình cảm ,cảm xúc . d) Trong văn bản nghị luận không sử dụng phương thức biểu cảm . S Đ Đ S Bài 4 : Trong các phép lập luận dưới đây, phép lập luận nào không dùng trong văn nghị luận ? a) Chứng minh b) Phân tích c) Kể chuyện d) Giải thích X Tạm biệt thầy cô và các em ,chúc sức khỏe!

File đính kèm:

  • pptKD1.PPT
Giáo án liên quan