Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê –nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi đột ngột.
(Hồ Chí Minh, Di chúc)
25 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng tiết 10- Nói giảm nói tránh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT TIẾT 10 : I. NÓI GIẢM NÓI TRÁNH VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓ. II.LUYỆN TẬP. -Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê –nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi đột ngột. (Hồ Chí Minh, Di chúc) - Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. (Tố Hữu, Bác ơi) - Lượng con ông Độ đây mà…Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn. (Hồ Phương, Thư nhà) Đi Đi gặp Chẳng còn chỉ cái chết -Để tránh nói đến cái chết. -Để giảm bớt sự đau buồn. *Chết: đi, lên đường, qui tiên, từ trần, mất, khuất núi, về… Ví dụ: -Bác đã lên đường theo tổ tiên. -Bà về năm đói làng treo lưới. -Thôi rồi, Lượm ơi! Phải bé lại và lăn vào lòng người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) Từ đồng nghĩa với từ “bầu sữa”. (bầu sữa = ngực, vú) -Để tránh cách nói thiếu lịch sự. Nó bị bệnh ỉa chảy. (Nó bị bệnh tiêu chảy.) Bác sỹ đang khám nghiệm xác chết. (Bác sỹ đang khám nghiệm tử thi.) - Con dạo này lười lắm. căng thẳng, nặng nề - Con dạo này không được chăm chỉ lắm. nhẹ nhàng, tế nhị. Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ,nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. Ghi nhớ/sgk/108 Bài tập: Thay các từ in đậm bằng các từ, cụm từ khác có nghĩa tương đồng để thể hiện cách nói giảm, nói tránh trong các trường hợp sau: a.Nhà tôi có một người đầy tớ. b.Mẹ tôi làm nghề nấu ăn. c.Cậu ấy bị bệnh mù mắt. d.Anh ấy dữ lắm. a.Nhà tôi có một người đầy tớ. (Nhà tôi có một người giúp việc.) b.Mẹ tôi làm nghề nấu ăn. (Mẹ tôi làm nghề nội trợ.) c.Cậu ấy bị bệnh mù mắt. (Cậu ấy bị bệnh khiếm thị.) d.Anh ấy dữ lắm. (Anh ấy có vẻ không hiền lắm.) Ông ấy sắp chết. (Ông ấy chỉ nay mai thôi.) Khi phê bình người phạm lỗi thì cần nói thẳng sự thật để người phạm lỗi nhận ra sai lầm mà sửa chữa. Bài tập 1/sgk/108. a.Khuya rồi, mời bà . b.Cha mẹ em từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại. c.Đây là lớp học dành cho trẻ em . d.Mẹ rồi, nên giữ gìn sức khoẻ. e.Cha nó mất, mẹ nó , nên chú nó rất thương nó. đi nghỉ chia tay nhau khiếm thị đã có tuổi đi thêm bước nữa Câu có sử dụng cách nói giảm, nói tránh. a1.Anh nên hoà nhã với bạn bè! b2.Anh không nên ở đây nữa! c1.Xin đừng hút thuốc trong phòng! d1.Nó nói như thế là thiếu thiện chí. e2.Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi. Bài tập 2/sgk/108 Bài tập 3/sgk/109 1. Cậu ấy học kém! Cậu ấy học không được khá! 2. Nó hát dở! Nó hát không được hay lắm! 3. Chị ấy nói mất lịch sự! Chị ấy không được tế nhị trong giao tiếp! 4. Lớp học quá bẩn! Lớp học vệ sinh chưa sạch sẽ! 5. Giọng hát chua loét! Giọng hát chưa được ngọt lắm! Phân tích hiệu quả của phép nói giảm, nói tránh trong trường hợp sau: Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi.Vừa thấy tôi, lão bảo ngay: -Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! Nói “đi đời”: -Tránh cảm giác ghê sợ đối với người nghe. -Hàm ý xót xa, luyến tiếc và đượm chút mỉa mai Chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi. 1.Nói giảm nói tránh là hai biện pháp tu từ. Đúng hay sai? A.Sai B. Đúng 2. Ý kiến nào nói đúng nhất mục đích của nói giảm nói tránh? A. Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói. B. Để tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề, thô tục, thiếu lịch sự. C. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật 3.Biện pháp nói giảm nói tránh được in đậm trong khổ thơ sau nói về điều gì? Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành A.Sự vất vả B.Cái chết C.Sự nguy hiểm D.Sự xa xôi ` Dặn dò về nhà: -Học bài, làm bài tập. Chuẩn bị bài tiết 41: Ôn các kiến thức từ tuần 1 đến tuần 10.
File đính kèm:
- Noi giam noi tranh(14).ppt