Bài giảng Tiết 1 đến tiết 4 môn toán 7

I/ Mục tiêu.

1 Kiến thức: HS phát biểu được thế nào là hai góc đối đỉnh, tính chất của hai góc đối đỉnh

2. Kĩ năng: Vẽ được góc đối đỉnh với 1 góc cho trước.

Xác định được các góc đối đỉnh trong 1 hình

3. Thái độ: Có ý thức cẩn thận, vẽ hình chính xác

II/ Đồ dùng dạy học

- GV: Thước thẳng, thước đo góc

- HS : Thước thẳng, thước đo góc, giấy rời.

III/ Phương pháp dạy học

- Phương pháp trực quan, nhóm, tích cực

IV/ Tổ chức giờ học.

1. Ổn định tổ chức:

2. Khởi động mở bài: ( 3phút)

Thế nào là hai góc bằng nhau?

- Hai góc có số đo bằng nhau thì bằng nhau

3. Các hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Tiếp cận khái niệm hai góc đối đỉnh ( 15phút)

- Mục tiêu: HS nhận biết thế nào là hai góc đối đỉnh

- Đồ dùng: Thước thẳng, bảng phụ H1

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1 đến tiết 4 môn toán 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/08/2013 Ngày dạy:21/08/2013 Chương I. đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song Tiết 1. Hai góc đối đỉnh I/ Mục tiêu. 1 Kiến thức: HS phát biểu được thế nào là hai góc đối đỉnh, tính chất của hai góc đối đỉnh 2. Kĩ năng: Vẽ được góc đối đỉnh với 1 góc cho trước. Xác định được các góc đối đỉnh trong 1 hình 3. Thái độ: Có ý thức cẩn thận, vẽ hình chính xác II/ Đồ dùng dạy học GV: Thước thẳng, thước đo góc HS : Thước thẳng, thước đo góc, giấy rời. III/ Phương pháp dạy học - Phương pháp trực quan, nhóm, tích cực IV/ Tổ chức giờ học. 1. ổn định tổ chức: 2. Khởi động mở bài: ( 3phút) Thế nào là hai góc bằng nhau? - Hai góc có số đo bằng nhau thì bằng nhau 3. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Tiếp cận khái niệm hai góc đối đỉnh ( 15phút) - Mục tiêu: HS nhận biết thế nào là hai góc đối đỉnh - Đồ dùng: Thước thẳng, bảng phụ H1 - Tiến hành: HĐ của Thầy HĐ của Trò Ghi bảng - Gv treo bảng phụ H1, yêu cầu HS quan sát hình vẽ - GV giới thiệu hai góc đối đỉnh trên hỉnh vẽ, chỉ rõ 01, 03 đối đỉnh - Yêu cầu HS làm ?1 , gọi HS trả lời ? Qua ?1 em hãy cho biết thế nào là hai góc đối đỉnh - GV chốt lại định nghĩa - Gv giải thích các cách đọc khác của hai góc đối đỉnh - GV chỉ vào hình vẽ trên bảng phụ ? Hai góc M1 và M2 có phải là hai góc đối đỉnh không ? Trên hình 1, 2 góc 02 và 04 có là hai góc đối đỉnh không ? Vì sao ? ? Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành mấy cặp góc đối đỉnh - HS quan sát hình vẽ trên bảng phụ - HS chú ý, vẽ hình vào vở - Đọc ?1, 1 HS trả lời - HS trả lời - 2 HS đọc định nghĩa là hai góc không đối đỉnh vì Mt và Mt’ không kà hai tia đối nhau - HS trả lời ?2 - Hai cặp góc đối đỉnh 1. Thế nào là hai góc đối đỉnh Hai góc 01 và 03 được gọi là hai góc đối đỉnh ?1 + Đỉnh 0 chung + Cạnh 0x là tia đối của 0y, cạnh 0 x’ là tia đối của 0y’ * Định nghĩa( SGK – 81) ?2 là hai góc đối đỉnh vì cạnh 0x là tia đối của 0y, cạnh 0 x’ là tia đối của 0y’ Hoạt động 2: Phát hiện tính chất của hai góc đối đỉnh( 15phút) - Mục tiêu: HS phát biểu được tính chất của hai góc đối đỉnh - Đồ dùng: Thước thẳng - Tiến hành: HĐ của Thầy HĐ của Trò Ghi bảng - Yêu cầu HS làm ?3 theo nhóm( KT khăn trải bàn - 5 phút) - Gọi các nhóm báo cáo - GV nhận xét, sửa sai ? Từ kết quả hãy dự đoán hai góc đối đỉnh có quan hệ gì với nhau - GV: Dựa vào tính chất của hai góc kề bù đã học ở lớp 6. Giải thích vì sao bằng suy luận ? Em có nhận xét gì về tổng . vì sao ? Tương tự như vậy: ? Từ (1) và (2) em suy ra điều gì Có =chứng tỏ điều gì giữa ? Vậy hai góc đối đỉnh có T/c gì - GV chốt lại T/c , cho HS phát biểu - HS hoạt động theo nhóm - Các nhóm treo bảng kết quả của nhóm mình - Hai góc ĐĐ bằng nhau ( Vì hai góc kề bù) (1) ( Vì hai góc kề bù) (2) = - HS trả lời: Bằng nhau - 2 HS đọc T/c 1. Tính chất của hai góc đối đỉnh ?3 c) Hai góc đói đỉnh thì bằng nhau * Tập suy luận ( Vì hai góc kề bù) (1) ( Vì hai góc kề bù) (2) * Tính chất (SGK - 82) Hoạt động 3: Củng cố luyện tập( 10 phút) - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vùa học vào làm bài tập - Đồ dùng: Bảng phụ bài 1,2 - Tiến hành: HĐ của Thầy HĐ của Trò Ghi bảng - Hai hóc đđ thì bằng nhau hai góc bằng nhau có đđ không ? - Gợi ý: Quan sát H1 và hình vẽ trên bảng phụ và trả lời - GV chốt: Hai góc bằng nhau có thể không đối đỉnh - Yêu cầu HS làm bài 1 trên bảng phụ - Yêu cầu HS làm bài tập 2, gọi HS đọc từ cần điền - GV nhận xét - 2 HS trả lời, lớp nhận xét - HS đứng tại chỗ trả lời - HS điền vào BT 2 - HS ghi bài 3. Luyện tập Bài 1: x’0y’ hai góc đối đỉnh Bài tập 2 Đối đỉnh Đối đỉnh V/ Tổng kết - Hướng dẫn về nhà( 2phút) - Học thuộc ĐN, T/c 2 góc đối đỉnh - Làm BT 3, 4 ( SGK - 82) HD: B1: Vẽ góc xBy = 600 B2: Vẽ tia đối của hai ta Bx và By Ngày soạn:20/08/2013 Ngày dạy: 23/08/2013 Tiết 2. LUYệN TậP I/ Mục tiêu: 1 Kiến thức: - HS được củng cố định nghĩa và t/c hai góc đối đỉnh, nhận biết góc đối đỉnh trong 1 hình vẽ 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, vẽ hai góc kề bù, tính số đo góc , vẽ góc đối đỉnh, suy luận, trình bày bài giải 3. Thái độ: Cẩn thận chính xác nghiêm túc II/ Đồ dùng dạy học: GV: Thước đo góc, thước thẳng, giấy rời, bảng phụ HS: Thước đo góc, thước thẳng, ôn lại cách vẽ góc khi biết số đo III/ Phương pháp: - Phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS. - Dạy học theo nhóm IV/ Tổ chức giờ học. 1. ổn định tổ chức: 2. Khởi động mở bài ( 5 Phút) Thế nào là hai góc đối đỉnh? Vẽ hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau tại O? chỉ ra các cặp góc đối đỉnh? và là hai góc đối đỉnh; và là hai góc đối đỉnh 3. Các hoạt động dạy học HĐ1: Vẽ và tính số đo góc( 25 phút) Mục tiêu: Vẽ và tính được số đo góc theo yêu cầu của đầu bài Đồ dùng: Thước thẳng, thước đo góc Tiến hành: HĐ của Thầy HĐ của Trò Ghi bảng - GV gọi HS đọc đề và gọi HS nhắc lại cách vẽ góc có số đo cho trước, cách vẽ góc kề bù. - GV gọi các HS lên bảng vẽ hình - GV quan sát và hướng dẫn 1 số em khác vẽ hình ? Để vẽ kề bù với em cần vẽ được gì ? sđ của tính như thế nào - Gợi ý:+ và là hai góc như thế nào ? + Tổng số đo bằng ? Vậy sđ =? - GV gọi HS trình bày - Vẽ kề bù với như thế nào ? ? = ? 0 vì sao ? - Yêu cầu HS đọc bài 6 ? Để vẽ hai đường thẳng cắt nhau, 1 góc tạo thành là 470 ta làm như thế nào - Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình ? Hãy tóm tắt bài toán dưới dạng cho, tìm ? Biết ta có thể tính được không , Vì sao ? - --- Tính tương tự như bài 5 - Gọi HS lên bảng tính ? Biết tính được không vì sao - Gọi HS trình bày - Tương tự như vậy, gọi HS lên bảng tính góc 04 - GV nhận xét, sửa sai và chốt lại - HD đọc đề bài và nêu lại cách vẽ - 1 HS lên bảng vẽ - Vẽ tia đối của tia BC và kề bù + = 1800 = 1240 - HS đứng tại chỗ trình bày - Vẽ tia đối của tia BA = = 560 đối đỉnh với - HS đọc bài 6 - Vẽ góc - Vẽ tia đối của 0x và tia đối của 0y - có 1 góc bằng 470 - 1 HS lên bảng vẽ hình - Có và kề bù - 1 HS lên bảng tính Có, vì và là hai góc đối đỉnh - HS đứng tại chỗ trình bày - 1 HS lên bảng tính - HS ghi nhớ Dạng 1. Vẽ và tính số đo góc Bài tập 5( SGK - 82) b) Tính = ? Vì và kề bù nên: + = 1800 560 + = 1800 = 1240 c)Tính : Vì BC là tia đối của BC’. BA là tia đối của BA’. => đối đỉnh với . => = = 560 Bài tập 6 ( SGK- 82) Cho Tìm Gải: a) Tính = : Vì và kề bù nên: + = 1800 470 + = 1800 => xOy’ = 1330 b) Tính = : vì xx’ cắt yy’ tại O => Tia Ox đối với tia Ox’ Tia Oy đối với tia Oy’ Nên đối đỉnh Và đối đỉnh => = = 470 c) Tính = Vì và đối đỉnh nên = => = 1330 HĐ2: Vẽ và chỉ ra các cặp góc đối đỉnh (12 phút) Mục tiêu: Vẽ được hai góc đối đỉnh, chỉ ra được các cặp góc bằng nhau Đồ dùng: Thước thẳng Tiến hành: HĐ của Thầy HĐ của Trò Ghi bảng - Yêu cầu HS đọc bài 7 - Yêu cầu HS làm bài 7 theo nhóm( KT khăn trải bàn- 7 phút) - Gọi HS báo cáo - GV nhận xét, cho điểm - HS đọc bài 7 - Các nhóm thực hiện - Đại diện nhóm báo cáo - HS ghi nhớ Dạng 2. Vẽ và chỉ ra các cặp góc đối đỉnh Bài tập 7( SGK – 82) ( đối đỉnh) ( đối đỉnh) ( đối đỉnh) ( đối đỉnh) ( đối đỉnh) ( đối đỉnh) ( Góc bẹt) V/ Tổng kết - Hướng dẫn về nhà ( 3 phút) - Học thuộc định nghĩa, T/c hai góc đối đỉnh - Đọc trước bài : 2 đường thẳng vuông góc, chuẩn bị êke, giấy rời Ngày soạn:27/08/2013 Ngày dạy: 30/082013 Tiết 3. Hai đường thẳng vuông góc I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS phát biểu được thế nào là hai đường thẳng vuông góc, tính chất có duy nhất 1 đường thẳng b đi qua A và b ^ A - Hiểu thế nào là đường trung trực của 1 đoạn thẳng 2. Kỹ năng: - Vẽ được đường thẳng đi qua 1 điểm cho trước và vuông góc với 1 đường thẳng cho trước . - Vẽ được đường trung trực của đoạn thẳng 3. Thái độ: - Có ý thức cẩn thận, vẽ hình chính xác II/ Đồ dùng dạy học - GV: Thước kẻ, êke, Bảng phụ - HS: Thước kẻ, êke, giấy rời III/ Phương pháp dạy học - Phương pháp trực quan, nhóm, tích cực IV/ Tổ chức giờ học. 1. ổn định tổ chức: 2. Khởi động mở bài: ( 3phút ) ? Thế nào là hai góc đối đỉnh, nêu tính chất của góc đối đỉnh ? Vẽ ? - HS trả lời 3. Các hoạt động dạy học: HĐ1: Tiếp cận khái niệm hai đường thẳng vuông góc ( 8phút ) - Mục tiêu: HS nhận biết thế nào là hai đường thẳng vuông góc - Đồ dùng: Thước thẳng, bảng phụ H3, giấy gấp - Tiến hành: HĐ của Thầy HĐ của Trò Ghi bảng - Yêu cầu HS đọc - Yêu cầu HS thực hiện - Yêu cầu HS trải phẳng giấy ra rồi dùng bút và thước vẽ các đường thẳng theo nếp gấp và quan sát nếp gấp và các góc tạo thành các nếp gấp - Yêu cầu HS đọc - Yêu cầu HS nhìn hình vẽ và tóm tắt - GV hướng dẫn lại cho HS cách sử dụng kí hiệu để tóm tắt - Yêu cầu 1 HS đứng tại chỗ giải thích ? Thế nào là hai đường thẳng vuông góc - GV giới thiệu kí hiệu 2 đường thẳng vuông góc và cách đọc - HS đọc - HS thực hiện theo các bước ở hình 3 - HS thực hiện theo yêu cầu GV và quan sát hình ảnh nếp gấp và các góc tạo thành - HS đọc - HS nhìn hình vẽ và tóm tắt - Lắng nghe và ghi nhớ - 1 HS đứng tại chỗ giải thích - Hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau và trong đó có một góc vuông gọi là hai đường thẳng vuông góc - HS quan sát và lắng nghe 1. Thế nào là hai đường thẳng vuông góc Cho Tìm Giải * Định nghĩa (SGK - 84) Kí hiệu: HĐ2: Vẽ hai đường thẳng vuông góc (8phút) - Mục tiêu: HS vẽ được hai đường thẳng vuông góc với nhau - Đồ dùng: Thước thẳng, êke - Tiến hành: HĐ của Thầy HĐ của Trò Ghi bảng ? Muốn vẽ hai đường thẳng vuông góc làm thế nào - Yêu cầu HS lên bảng làm - Yêu cầu HS đọc ? Nêu vị trí có thể sảy ra giữa đường thẳng a và điểm O - Yêu cầu HS quan sát và vẽ theo hình 5, 6 ? Có mấy đường thẳng đi qua O và vuông góc vơi a - Vẽ đường thẳng đường thẳng xx'. Trên xx’ lấy điểm A vẽ yy’ qua A sao cho - HS lên bảng làm - HS đọc + Điểm O có thể nằm trên a, điểm O có thể nằm ngoài đường thẳng a - HS quan sát hình 5, 6 và vẽ theo - Có một và chỉ một đường thẳng đi qua O và vuông góc với a 2. Vẽ hai đường thẳng vuông góc * Tính chất (SGK - 85) HĐ3: Đường trung trực của đoạn thẳng (4phút) - Mục tiêu: HS nhận biết được thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng, điểm đối xứng - Đồ dùng: Thước thẳng - Tiến hành: HĐ của Thầy HĐ của Trò Ghi bảng - GV cho bài toán: Cho đoạn thẳng AB. Vẽ trung điểm I. Qua I vẽ đường thẳng vuông góc với AB - Gọi 2 HS lên bảng vẽ - GV nhận xét và sửa sai nếu có ? Đường trung trực của đoạn thẳng là gì - GV giới thiệu điểm đối xứng - HS đọc bài toán - 2 HS lên bảng vẽ + HS1 vẽ đoạn thẳng AB và trung điểm I + HS2 vẽ đường thẳng d vuông góc với AB tại I - Lắng nghe - Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó gọi là đường trung trực - HS quan sát và lắng nghe 3. Đường trung trực của đoạn thẳng * Định nghĩa (SGK - 85) HĐ 4: Củng cố luyện tập ( 10phút) - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vùa học vào làm bài tập - Đồ dùng: Thước thẳng - Tiến hành: HĐ của Thầy HĐ của Trò Ghi bảng - GV yêu cầu HS làm bài 11 - Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời - Yêu cầu HS làm bài 14 - Gọi 1 HS lên bảng vẽ - GV nhận xét và chốt lại cách vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng - HS làm bài 11 - 1 HS đứng tại chỗ trả lời a) Cắt nhau và trong các góc tạo thành có 1 góc vuông b) c) Có một và chỉ một - HS làm bài 14 - 1 HS lên bảng vẽ - HS lắng nghe 4. Luyện tập Bài 11 (SGK - 86) Bài 14 (SGK - 86) V. Tổng kết - Hướng dẫn về nhà ( 2 phút ) - Học thuộc định nghĩa hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của một đoạn thẳng - Cách vẽ hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của một đoạn thẳng - Làm bài tập: 13, 14, 15, 16 (SGK - 86, 87) Ngày soạn:27/08/2013 Ngày dạy: 30/08/2013 Tiết 4. Luyện tập I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giải thích và củng cố kiến thức về hai đường thẳng vuông góc với nhau. 2. Kỹ năng: - Vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước - Sử dụng thành thạo êke, thước thẳng. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh bước đầu tập suy luận, tích cực trong học tập II/ Đồ dùng dạy học - GV: Thước kẻ, ê ke, giấy rơi, bảng phụ - HS: Giấy rời, êke, bảng phụ III/ Phương pháp dạy học - Dạy học tích cực, trực quan IV/ Tổ chức giờ học. 1. ổn định tổ chức: 2. Khởi động mở bài ( 8 phút) ? Thế nào là hai đường thẳng vuông góc. Cho xx’ và O thuộc xx’ vẽ yy’ đi qua O và vuông góc với xx’ ? Thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng. Cho đoạn thẳng AB = 3 cm vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB - a là đường trung trực của đoạn thẳng AB 3. Các hoạt động dạy học HĐ1: Kiểm tra các đường thẳng vuông góc( 15 phút) - Mục tiêu: HS kiểm tra được hai đường thẳng có vuông góc hay không vuông góc - Đồ dùng: Tờ giấy , thước thẳng, ê ke, bảng phụ - Tiến hành: HĐ của Thầy HĐ của Trò Ghi bảng - Yêu cầu HS đọc bài 15 - Yêu cầu HS thực hiện các thao tác như hình 8 ? H 8.a vẽ hình nào ? H 8.b cho biết cách gấp cần thoả mãn điều kiện gì ? Nêu các kết luận rút ra từ các hoạt động trên - GV treo bảng phụ ghi bài 17 ? Muốn kiểm tra xem các đường thẳng a và a’ có vuông góc với nhau không làm thế nào - Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra - HS đọc bài 15 - HS thực hiện các thao tác như hình 8 - Đường thẳng xy và - Tia 0x trùng với tia 0y - Nếp gấp zt vuông góc với đường thẳng xy tại O + Có 4 góc vuông là ; - HS quan sát và xác định yêu cầu của bài 17 - Dùng êke đặt cạnh vuông thứ nhất của êke trùng với đường thẳng a Di chuyển eke lại nếu cạnh góc vuông thứ hai trùng với a’ thì aa’ - 3 HS lên bảng kiểm tra Dạng 1: Kiểm tra các đường thẳng vuông góc Bài 15 ( SGK - 86 ) Bài 17 ( SGK - 87 ) a) aa’ b) aa’ c) aa’ HĐ2: Vẽ hình theo diễn đạt( 20 phút) - Mục tiêu: HS vẽ được hình theo yêu cầu của đàu bài - Đồ dùng: Thước thẳng, ê ke, thước đo góc - Tiến hành: HĐ của Thầy HĐ của Trò Ghi bảng - Yêu cầu HS đọc bài 18 - Gọi 1 HS lên bảng vẽ theo các bước + Vẽ góc + Vẽ d1 vuông góc với Ox tại B + Vẽ d2 vuông góc với Oy tại C - GV nhận xét và chốt lại cách vẽ - Yêu cầu HS đọc bài 19 - Yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu bài 19 ( 5 phút) - Gọi đại diện nhóm báo cáo các nhóm khác nhận xét - Yêu cầu HS đọc bài 20 ? Cho biết vị trí của 3 điểm A, B, C có thể xẩy ra - Gọi 2 HS lên bảng vẽ theo yêu cầu của bài 20 - GV nhận xét và chốt lại - HS đọc bài 18 - 1 HS lên bảng vẽ theo yêu cầu của GV - HS lắng nghe - HS đọc bài 19 - HS hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu bài 19 - Đại diện nhóm báo cáo - HS đọc bài 20 + Ba điểm A, B, C thẳng hàng + Ba điểm A, B, C không thẳng hàng - HS1: Vẽ hình trường hợp A, B, C thẳng hàng - HS2: Vẽ hình trong trường hợp A, B, C không thẳng hàng - HS lắng nghe Dạng II: Vẽ hình theo diễn đạt: Bài 18 ( SGK - 86 ) Bài 19 ( SGK - 87 ) Bài 20 ( SGK - 87 ) TH1: TH2: V/ Tổng kết - Hướng dẫn về nhà ( 2 phút ) - Xem lại các bài tập đã chữa - Đọc trước bài các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng

File đính kèm:

  • docH7 t1-4.doc