Bài giảng Tiếng Viêt: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Từ “chân” có một số nghĩa sau:
(1) Bộ phận dưới cùng của người hay động vật dùng để di chuyển. (vd: bàn chân, con vịt hai chân,đau chân).

(2) Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác. (vd: chân bàn, chân giường, chân kiềng ).

(3) Bộ phận dưới cùng của một số sự vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.(vd: chân tường, chân núi)

 

 

ppt20 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiếng Viêt: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH Tiết 19 - Tiếng Việt Lớp : 6/6 Ngày dạy: 26/09/2013 I. TỪ NHIỀU NGHĨA: Cái gậy có một chân Biết giúp bà khỏi ngã. Chiếc com-pa bố vẽ Có chân đứng, chân quay. Cái kiềng đun hằng ngày Ba chân xòe trong lửa. Chẳng bao giờ đi cả Là chiếc bàn bốn chân. Riêng cái võng Trường Sơn Không chân, đi khắp nước. (Vũ Quần Phương). NHỮNG CÁI CHÂN Dựa vào từ điển, Em hãy cho biết từ “Chân” có những nghĩa nào? Từ “chân” có một số nghĩa sau: (1) Bộ phận dưới cùng của người hay động vật dùng để di chuyển. (vd: bàn chân, con vịt hai chân,đau chân). (2) Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác. (vd: chân bàn, chân giường, chân kiềng…). (3) Bộ phận dưới cùng của một số sự vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.(vd: chân tường, chân núi) Trong bài thơ, “chân ” được gắn với sự vật nào ? ”chân”được gắn với nhiều sự vật: chân gậy, chân com-pa,chân kiềng va chân bàn. * Dựa vào nghĩa của từ “chân” trong từ điển,em thử giải nghĩa các từ chân có trong bài ?  Chân của cái gậy là dùng để đỡ bà. Chân của cái compa để giúp nó quay được. Chân của cái kiềng dùng để đỡ thân kiềng và xoong, nồi đặt trên cái kiềng. Chân của cái bàn dùng để đỡ thân bàn và mặt bàn.(nghĩa 2) * Câu thơ : Riêng cái võng Trường Sơn Không chân đi khắp nước Em hiểu tác giả muốn nói về ai ? Vậy em hiểu nghĩa của từ “chân” này thế nào? Chân võng được hiểu là chân của các chiến sĩ -nghệ thuật ẩn dụ (nghĩa 1) Qua việc tìm hiểu,em có nhận xét gì về nghĩa của từ “chân”?  Từ “chân” là từ nhiều nghĩa * Em hãy tìm thêm một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ “chân”? Em hãy tìm thêm một số từ chỉ có một nghĩa? Bút, Toán học,Hoa Nhài, Kiềng, Com-pa… * Sau khi tìm hiểu các ví dụ trên, em hãy cho biết từ có thể có bao nhiêu nghĩa? Ghi nhớ 1: Từ có thể có một hay nhiều nghĩa. * II. HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ: Em thấy các nghĩa của từ “chân” có liên quan gì với nhau không? Các nghĩa của từ “chân”có liên quan với nhau đều là bộ phận dưới cùng của người hoặc vật.Từ “chân” đã có hiện tượng chuyển nghĩa,từ nghĩa ban đầu đã tạo ra từ nhiều nghĩa.  Kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa. Bộ phận dưới cùng của người hay động vật dùng để đi, đứng. Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác. Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền. * Thế nào là chuyển nghĩa của từ? Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ để tạo ra từ nhiều nghĩa. * Lưu ý : Không phải là hiện tượng chuyển nghĩa nếu các nghĩa của chúng không có cơ sở chung (các nghĩa không liên quan nhau) * II. HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ: Ở Tiểu học, em đã biết từ nhiều nghĩa có những nét nghĩa nào? Nghĩa đen là nghĩa gốc Nghĩa bóng là nghĩa chuyển. Nghĩa đen và nghĩa bóng * Trong các nghĩa của từ “chân”, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? Từ “chân” có một số nghĩa sau: Bộ phận dưới cùng của người hay động vật dùng để di chuyển. (vd: bàn chân, con vịt hai chân). (2) Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác. (vd: chân bàn, chân giường, chân kiềng…). (3) Bộ phận dưới cùng của một số sự vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.(vd: chân tường, chân núi) * Vậy nghĩa gốc là gì? Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là gì?  Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. (2) (3)  nghĩa gốc  nghĩa chuyển  nghĩa chuyển * Câu “Em bị đau chân” từ “chân” có mấy nghĩa?  Từ “chân” trong câu này có một nghĩa. Là chỉ chân người (chân em). VD: Từ”xuân” trong 2 câu thơ: ” Mùa xuân (1) là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân ( 2)” (HỒ CHÍ MINH) Xuân (1) : từ 1 nghĩa  mùa đầu tiên của năm. Xuân (2): từ nhiều nghĩa chỉ mùa xuân,chỉ sự tươi đẹp của cảnh vật mùa xuân,trẻ trung. Vậy trong câu, từ có thể hiểu mấy nghĩa? - Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển. * * III. Luyện tập Bài tập 1: Ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và chỉ ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa: Ví dụ : Răng: + Răng cọp,đau răng. + Răng lược, răng cưa. Mắt: + Đôi mắt nhìn. + Mắt mía, mắt na.,mắt tre + Mắt rỗ, mắt lưới HOẠT ĐỘNG NHÓM * Bài tập 2: Trong Tiếng Việt, có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy kể ra những trường hợp chuyển nghĩa đó. Lá: Lá phổi, lá lách,lá gan. Quả: Quả tim, quả thận. * Bài tập 3: Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó 3 ví dụ: Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: Ví dụ: Hộp sơn → sơn cửa. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: Ví dụ: Đang bó lúa → 3 bó lúa. Cái bào → bào gỗ. Cân muối → muối dưa. Cái quạt → quạt bếp. Đang cân bánh → 2 cân bánh. nắm cơm → 1 nắm cơm. Bó củi lại→2 bó củi * Bài tập 4: a. Tác giả nêu 2 nghĩa của từ “bụng”. (1) Bộ phận cơ thể người hoặc động vật. (2) Lòng dạ. Còn thiếu một nghĩa nữa. b. ấm bụng: nghĩa (1). tốt bụng: nghĩa (2). bụng chân: nghĩa (3): Phần phình to ở giữa một số vật. * Từ có thể có mấy nghĩa? Từ có thể có một hay nhiều nghĩa. Thế nào là nghĩa gốc? Nghĩa chuyển? + Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. + Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. * DẶN DÒ: - Học ghi nhớ/SGK_trang 56. - Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở. Tiết sau: + Soạn bài:Lời văn, đoạn văn tự sự. + Đọc và trả lời câu hỏi SGK/ 58 – 59. *

File đính kèm:

  • pptbai day Tu nhieu nghia 1.ppt
Giáo án liên quan