Bài giảng Tiếng Việt- Tiết 53 tổng kết về từ vựng

1/ Tìm tên loài vật là từ tượng thanh :

- Chèo bẻo , tu hú, tắc kè , cuốc , bắt cô trói cột

Đặt tên theo tiếng kêu của mỗi loài.

2/ Từ tượng hình trong đoạn trích :Lốm đốm , lê thê , loáng thoáng, lồ lộ .

Miêu tả đám mây một cách cụ thể , sinh động.

3/ Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên , của con người.

Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh , dáng vẻ , trạng thái của sự vật.

 

 

ppt13 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiếng Việt- Tiết 53 tổng kết về từ vựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từ tượng thanh và từ tượng hình 1/ Tìm tên loài vật là từ tượng thanh : Chèo bẻo , tu hú, tắc kè , cuốc , bắt cô trói cột… Đặt tên theo tiếng kêu của mỗi loài. 2/ Từ tượng hình trong đoạn trích :Lốm đốm , lê thê , loáng thoáng, lồ lộ . Miêu tả đám mây một cách cụ thể , sinh động. 3/ Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên , của con người. Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh , dáng vẻ , trạng thái của sự vật. Thảo luận nhóm : Nhóm 1: So sánh Nhóm 2 : ẩn dụ Nhóm 3: Nhân hoá Nhóm 4 : Hoán dụ Nhóm 5 : Nói quá Nhóm 6 : Nói giảm , nói tránh Nhóm 7 : Điệp ngữ và chơi chữ Một số phép tu từ từ vựng Phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong các ngữ liệu sau: 1/ Thân em như trái ớt trên cây Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng. Câu ca dao sử dụng phép so sánh: Sự tương đồng về vẻ đẹp hình thức “tươi” của quả ớt vớicái dung nhan “tươi” của cô gái. Sự tương đồng về vị “cay” của quả ớt với nỗi “đắng cay” trong lòng cô gái.  So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt. 2/ Con cò ăn bãi rau răm Đắng cay chịu vậy đãi đằng cùng ai? (CA DAO) - Con cò ngụ chỉ người nông dân xưa. Bãi rau răm chỉ hoàn cảnh sống khắc nghiệt của người nông dân với đầy những đắng cay tủi nhục Hình ảnh ẩn dụ ẩn dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt. 3/ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. (Cảnh khuya- Hồ Chí Minh) Trăng như một người bạn tri kỉ , gắn bó với thi sĩ đang trong cảnh tù ngục -> Nhân hoá. Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật , cây cối , đồ vật …bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật , cây cối , đồ vật… trở nên gần gũi , với con người , biểu thị được những suy nghĩ , tình cảm của con người. 4/ áo nâu liền với áo xanh, Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. (Tố Hữu) Dùng áo nâu để chỉ người nông dân , áo xanh để chỉ người công nhân . Dùng nông thôn - không gian cư trú của người nông dân để chỉ lực lượng nông dân . Dùng thị thành - không gian cư trú của người thành thị để chỉ lực lượng công nhân , trí thức. Nổi bật và gợi cảm. Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng , khái niệm bằng tên của một sự vật , hiện tượng , khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt. 5/ Gươm mài đá , đá núi cũng mòn, Voi uống nước , nước sông phải cạn. (Bình Ngô đại cáo) Dùng “đá núi cũng mòn”, “nước sông phải cạn” để nhấn mạnh sự trưởng thành , lớn mạnh và khí thế của nghĩa quân Lam Sơn. => gây ấn tượng mạnh . => Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ , quy mô , tính chất của sự vật , hiện tượng , được miêu tả để nhấn mạnh , gây ấn tượng , tăng sức biểu cảm. 6/ Mẹ già như chuối chín cây , Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi. Dùng “ Gió lay mẹ rụng” để tránh nói đến một cái chết , giảm đi nỗi đau lòng. => Nói giảm ,nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị , uyển chuyển , tránh gây cảm giác đau buồn , ghê sợ , nặng nề ; tránh thô tục , thiếu lịch sự . 7/ Còn trời còn nước còn non Còn cô bán rượu anh còn say sưa. ( Ca dao) -Từ “còn” được nhắc lại nhiều lần để nhấn mạnh vào sự tồn tại lâu dài , mãi mãi => Điệp ngữ. - Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh . -Tình cảm mạnh mẽ , kín đáo được thể hiện qua từ “say sưa” - say rượu -> say cô bán rượu => Chơi chữ. Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm , về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm , hài hước … làm câu văn hấp dẫn thú vị. Nối hai vế : Trò chơi củng cố B i ể u c ả m N ó i g i ả m đ i ệ p n g ữ ẩ n d ụ P h ó n g đ ạ i H o á n d ụ S o s á n h T ư ơ n g p h ả n N ó i t r á n h N ó i q u á t h ậ m x ư n g c ừ ơ n g đ i ệ u Phiếu học tập Viết đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu miêu tả cảnh thiên nhiên trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận . Trong đoạn văn có sử dụng hợp lí các phép tu từ đã học.

File đính kèm:

  • pptTong ket ve tu vung(5).ppt
Giáo án liên quan