Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Chủ đề 4, Bài 5: Đèn giao thông

a. Đọc: Đọc đúng, rõ ràng từ, câu trong bài văn. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút; ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu phẩy và chỗ kết thúc câu.

+ Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài Đèn giao thông

+ Nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát .

 

docx5 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 36 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Chủ đề 4, Bài 5: Đèn giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 CHỦ ĐỀ 4: ĐIỀU EM CẦN BIẾT BÀI 5: ĐÈN GIAO THÔNG (4 TIẾT) I. MỤC TIÊU 1.Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng a. Đọc: Đọc đúng, rõ ràng từ, câu trong bài văn. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút; ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu phẩy và chỗ kết thúc câu. + Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài Đèn giao thông + Nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát . b. Viết: Viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong văn bản đọc ; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn . c. Nói và nghe: Thông qua trao đổi về nội dung của văn bản và nội dung được thể hiện trong tranh . 2. Năng lực và phẩm chất: a. Năng lực - Viết được câu trả lời hoàn chỉnh phù hợp với nội dung bài tập đọc. - Sự tự tin, khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân b. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Phát triển phẩm chất chăm học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh. - Trách nhiệm: Ý thức chấp hành tốt luật an toàn giao thông, sự tự tin khi tham gia giao thông; II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: động não, trực quan, trò chơi, thực hành luyện tập, vấn đáp 2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm đôi, động não III. PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc, sách giáo khoa; ti vi, tư liệu bài dạy trên máy. 2. Học sinh: SGK, Vở Tập viết tập 2. III .TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC TIẾT 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động: Trò chơi “Giải cứu rừng xanh” - GV giới thiệu luật chơi, cách chơi + HS 1: Đọc câu + HS 2: Đọc câu + HS 3: Đọc câu - Mời HS lần lượt nhận xét - GV nhận xét , tuyên dương - GV bài – ghi đề II. HĐ 3: Trả lời câu hỏi H: Cô đố cả lớp cho cô biết đèn giao thông thường đặt ở đâu trên đường phố? Rất giỏi. Ngã ba chính là chỗ giao nhau của 3 làn đường, ngã tư là chỗ giao nhau của 4 lần đường đấy các em ạ. Ngoài ra còn có ngã 5 và ngã 7 nữa đấy. (hình ảnh ngã ba, ngã tư, ngã 5, ngã 7) - Vậy đèn giao thông có mấy màu. Cô mời 1 bạn đọc cho cô đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo bạn. H: Vậy cả lớp cho cô biết đèn giao thông có mấy màu? Đó là những màu gì? (hình ảnh) - HS nhận xét câu trả lời của bạn H: Thế màu đỏ đứng ở đâu? Màu xanh đứng ở đâu và màu vàng đứng ở đâu? À đúng rồi đấy các em, đèn giao thông có 3 màu là màu đỏ, màu vàng và màu xanh. Vậy mỗi màu báo hiệu điều gì.1 phút các em suy nghĩ và trả lời cho cô nhé. H: Bạn nào biết mỗi màu của đèn giao thông báo hiệu điều gì? - HS nhận xét - Gọi 1 HSTL lại cả 3 màu. Rất giỏi, vậy đèn giao thông được đặt ở các ngã ba, ngã tư trên đường phố để làm gì. Mời 1 bạn đọc cho cô đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo bạn - Thế bạn nào cho cô biết đèn giao thông có nhiệm vụ gì? Các em hãy tưởng tượng, nếu một ngày không có đèn giao thông thì điều gì sẽ xảy ra? Cô mời cả lớp thảo luận nhóm đôi quan sát bức tranh trên màn hình và trả lời cho cô nhé. ( đưa tranh) H: Nếu không có đèn giao thông thì việc đi lại ở các đường phố sẽ như thế nào? Đúng rồi đấy các em, khi không có đèn giao thông thì việc đi lại ở các đường phố sẽ lộn xộn và nguy hiểm, tai nạn giao thông rất dễ xảy ra. - Vậy khi đèn giao thông xảy ra sự cố mà không thể hoạt động thì ai sẽ là người điều khiển giao thông? Đúng rồi đấy các em, để việc đi lại được trật tự, an toàn chúng ta cần làm gì. Mời 1 bạn đọc cho cô đoạn 3 H: Vậy bạn nào cho cô biết để đảm bảo an toàn khi đi lại chúng ta cần làm gì? Đúng rồi đấy các con, tuân thủ là chúng ta làm theo những điều đã được quy định. Còn điều khiển là làm cho quá trình hoạt động diễn ra đúng quy tắc đấy. GIẢI LAO - HS lắng nghe - HS đọc câu - HS nhận xét - Đèn giao thông thường đặt ở ngã ba, ngã tư - Lắng nghe GV giải thích từ ngã ba, ngã tư. - 1HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo bạn - Đèn giao thông có 3 màu. Đó là màu đỏ, màu vàng và màu xanh - HSTL - Màu đỏ đứng trên cùng, màu xanh đứng ở giữa và màu vàng đứng dưới cùng. - 1HSTL màu đỏ, 1HSTL màu vàng, 1HSTL màu xanh. - HS nhận xét - 1HSTL lại cả 3 ba màu - 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo bạn. - 1HSTL : Nó điều khiển việc đi lại trên đường phố. - HS thảo luận nhóm đôi. Quan sát tranh. - Mời 1 số nhóm trình bày kết quả. - Chú công an. - 1HS đọc đoạn 3 - 1HSTL: Phải tuân thủ sự điều khiển của đèn giao thông. - Lắng nghe giáo viên giải thích từ tuân thủ, điều khiển. HÁT - MÚA IV. HĐ4 :Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3 - 1HS đọc yêu cầu - Câu hỏi a ở mục 3 là câu nào. Mời 1 bạn đọc lại cho cô. - Gọi 1 HSTL câu hỏi H: Vậy câu “Đèn giao thông có” đầy đủ chưa các em? Thiếu từ nào? H: Bạn nào đọc lại đầy đủ câu cho cô? - Đây là một câu, đầu câu các em phải viết hoa, cuối câu phải có dấu chấm. Mời cả lớp mở vở viết bài. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS . - Nhận xét, tuyên dương HS - 1 HS đọc yêu cầu của bài - 1HS đọc lại câu hỏi a ở mục 3 - 1HSTL: Đèn giao thông có ba màu. - HSTL: Chưa đầy đủ, thiếu từ ba màu. - 1HS đọc lại câu - HS viết vở Tập viết: Đèn giao thông có ba màu. - HS lắng nghe

File đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_lop_1_chu_de_4_bai_5_den_giao_thong.docx
Giáo án liên quan